Huyệt Kinh Cừ nằm ở đâu ? Vị trí và tác dụng của huyệt Kinh Cừ
admin 01/11/2022
Khi tắc động lên huyệt Kinh Cừ sẽ giúp cải thiện một số vấn đề liên quan đến sức khỏe như là đau bàn tay, cổ tay, đau họng, đau ngực, ho, suyễn. Vậy, huyệt Kinh Cừ nằm ở đâu? Có công dụng cụ thể gì? Cùng Trung tâm VMC theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ.
Vị trí huyệt Kinh Cừ
Huyệt Kinh Cừ là huyệt nằm ở rãnh giao nhau giữa mạch quay và gân cơ tay. Huyệt này còn có tên gọi khác là huyệt Kinh Cự. Đây là huyệt thứ 8 trong huyệt kinh phế. Huyệt đạo này có vị trí trên lằn cổ tay 1 thốn và ở mặt trong đầu dưới xương tay.
Giải phẫu:
- Dưới da là rãnh mạch quay, rãnh tạo nên bởi gân cơ ngửa dài và mặt trong đầu dưới xương quay. Gân cơ gan tay to và gân cơ gấp chung bên trong, gân cơ gấp riêng ngón tay cái và cơ dưới rãnh.
- Dây thần kinh quay và dây thần kinh giữa là thần kinh vận động cơ bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
>> Xem thêm: Bị ngạt mũi bấm huyệt nào để hết khó chịu?
Huyệt Kinh Cừ có công dụng gì?
Khi bị đau tay, đau cổ tay, đau họng, hay đau ngực…. thì có thể dùng huyệt này để giảm bớt đi những cơn đau.
- Tác dụng tại chỗ: khi bị đau tay, đau cổ tay
- Tác dụng theo kinh: khi bị ho, đau họng, đau tức ngực
- Tác dụng toàn thân: Khi sốt không ra mồ hôi
>> Xem thêm: Huyệt Vân Môn, Huyệt Ngư yêu
Cách tác động lên Huyệt Kinh Cừ
Xoa bóp bấm huyệt có thể sử dụng cả hai phương pháp đó là châm và cứu. Ngoài ra, huyệt đạo này còn có thể kết hợp với các huyệt khác.
Với phương pháp châm: châm thẳng hoặc xiên 0,3-0,5 thốn
Với phương pháp cứu: Từ 3-5 thốn
Phối với các hiệp khác:
- Phối Khâu Như : Trị ngực với đau lưng, Họng khò nhè nhẹ
- Phối Hành Gian: Trị ho, khi cổ bị ngứa
- Phối Ngư Tế + Thông Lý: Trị mồ hôi không ra được
Để tác dụng một cách tốt nhất lên huyệt đạo Kinh Cừ, người bệnh nên đến những cơ sở uy tín để thăm khám và tránh tự châm cứu tại nhà dẫn đến những hậu quả không tốt cho sức khỏe của chính mình.
>> Xem thêm: Bấm Huyệt tăng cường hệ miễn dịch
Nguồn: ycotruyen, yhctvn, hoibacsy