Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?
admin 18/11/2022
Mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không? Cần những lưu ý khi khi sử dụng thuốc. Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
1. Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?
Để giảm lượng cholesterol trong máu, ngoài việc uống thuốc, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó qua việc tập thể dục và ăn uống một cách khoa học. Tuy nhiên sau khi ngưng uống thuốc mà chỉ số mỡ máu trong cơ thể vẫn đang khá cao thì mới nên tiếp tục sử dụng thuốc. Khi đã có chuyển biến và cải thiện, bạn nên ngưng dần sử dụng và chuyển sang các biện pháp an toàn để không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Bạn cũng không nên lạm dụng thuốc hay cần phải sử dụng thuốc và uống suốt đời như vậy, nó sẽ rất có hại cho sức khỏe và không tốt cho cơ thể của bạn. Bởi lý do cụ thể là:
1.1 Thuốc mỡ máu thường được sử dụng theo từng đợt
Những loại thuốc hạ mỡ máu thường được kê đơn theo từng đợt. Vì vậy các bạn hãy ngưng sử dụng sau khi hết đợt uống thuốc, không nên lạm dụng hay cố uống cho hết để cơ thể khỏe mạnh như vậy không những không có tác dụng mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Đa số các loại thuốc GIẢM MỠ MÁU đều được làm từ những dược liệu thiên nhiên nhưng lại tùy vào cơ địa của mỗi người mà có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau. Đối với người bị mỡ máu nhẹ thì không nên tùy ý mua thuốc nhằm tránh xảy ra tai biến.
1.2 Xuất hiện tác dụng phụ khi dùng thuốc mỡ máu
Sau khi dùng thuốc hạ mỡ máu một thời gian dài sẽ không tránh khỏi gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Khi thấy có các triệu chứng bất thường hãy ngay lập tức ngưng sử dụng thuốc và tới những cơ sở y tế gần nhất để kịp thời ngăn chặn các tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
>> XEM THÊM: Chỉ số mỡ máu bình thường là ở mức bao nhiêu? Thế nào là mỡ máu cao?
2. Gợi ý sử dụng thuốc hạ mỡ máu hiệu quả đúng chuẩn
Sau khi vận động thể thao và thực hiện chế độ ăn kiêng trong một thời gian nhưng kết quả xét nghiệm mỡ máu vẫn cao và không hạ tới mức mong muốn thì bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc hạ mỡ máu cao thường được dùng như sau:
- Nhóm fibrate nên dùng trong hoặc sau khi ăn bữa ăn chính.
- Nhóm thuốc statin nên uống vào thời điểm trước hoặc sau khi ăn.
- Khi đang sử dụng thuốc hạ mỡ máu vẫn nên duy trì nghiêm túc chế độ ăn và vận động hàng ngày theo khuyến cáo.
- Cần hạn chế việc tiêu thụ mỡ động vật và những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, cần ăn bổ sung thêm nhiều loại trái cây, rau xanh, dầu olive, các loại quả hạch, ngũ cốc nguyên cám các loại đậu đỗ và cá…
- Không nên ăn bưởi khi đang sử dụng thuốc nhóm statin vì trong bưởi có chứa một chất hóa học liên kết với các enzyme làm phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa.
- Một số loại thuốc như amiodarone, clarithromycin, cyclosporine, gemfibrozil, itraconazole, saquinavir, ritonavir… có thể gây tương tác với các thuốc thuộc nhóm statin làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, cần tuân thủ đúng theo kê đơn của bác sĩ.
>> XEM THÊM: Uống nước chanh giảm mỡ máu có hiệu quả không?
3. Một vài lưu ý khác khi dùng thuốc hạ mỡ máu
- Khi đang sử dụng thuốc, bạn có thể cảm thấy xuất hiện một vài triệu chứng bất thường như đau mỏi cơ bắp, yếu cơ. Ngoài ra, bạn có thể gặp tình trạng sưng, đỏ, nóng, co cứng, đau ở vùng gân nào đó, đặc biệt vùng gân gót.
- Do các thuốc giảm mỡ máu đều chứa tác dụng phụ, người mới nghi ngờ bị mỡ máu nhẹ không nên tự ý mua thuốc về để tránh xảy ra các tai biến.
- Chỉ nên sử dụng thuốc hạ mỡ máu cao sau khi đã được bác sĩ khám, chẩn đoán xác định và ghi đơn cho dùng.
- Nếu có gì bất thường xảy ra trong quá trình sử dụng với thuốc hạ mỡ máu cao nên tới các cơ sở y tế để được tái khám lại. Chỉ khi bác sĩ có chỉ định ngưng dùng thuốc thì mới được ngừng.
>> XEM THÊM: Cách giảm mỡ máu tại nhà hiệu quả qua chế độ ăn 5 NÊN 1 TRÁNH
4. Kết luận
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng mỡ máu và trả lời cho câu hỏi “thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không?” đang được quan tâm và thắc mắc hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc và có được hướng đi đúng, phù hợp để cải thiện tình trạng mỡ máu giúp cho cơ thể khỏe mạnh và chất lượng cuộc sống tăng lên. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo: vinmec, fujina