Âm nhạc xoa dịu tâm hồn chúng ta như thế nào?
admin 01/12/2022
Âm nhạc không chỉ dùng để lắng nghe mà nó còn là món ăn tinh thần quan trọng giúp chúng ta tìm thấy niềm vui và nguồn cảm hứng trong cuộc sống. Không những vậy, y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng sử dụng âm nhạc cũng là liệu pháp tuyệt vời giúp cải thiện các vấn đề thần kinh và tâm lý cực kỳ hiệu quả. Vậy âm nhạc xoa dịu tâm hồn chúng ta như thế nào?
1. Những tác dụng kỳ diệu của âm nhạc xoa dịu tâm hồn
1.1. Giảm stress, căng thẳng
Tác dụng của âm nhạc đối với việc giảm căng thẳng và mức độ lo lắng và đã được chứng minh qua rất nhiều dự án và công trình khoa học.
Theo nghiên cứu từ Đại học khoa học Sussex (Vương quốc Anh) thì cứ trong 6 phút nghe nhạc, căng thẳng có thể giảm tới 61%. Nghiên cứu này kết luận rằng, việc lắng nghe những giai điệu du dương sẽ làm tâm trí được thư giãn, giúp hạn chế tăng nhịp tim, làm hạ huyết áp và giảm lượng hormone gây nên stress.
Trong khi đó, các bác sĩ tâm lý Dawn Kuhn tại Đại học Willamette từng thực hiện nghiên cứu cũng cho thấy việc nghe nhạc giúp giảm lượng cortisol ở trong cơ thể. Đây là một trong những chất hóa học có liên quan đến trạng thái căng thẳng của não bộ.
>> XEM THÊM: Âm nhạc không chỉ để nghe, mà còn là người bạn cho sức khỏe tinh thần
1.2. Cải thiện tâm trạng và tạo động lực sống
Nhà tâm lý học Laura Ferreri tại Đại học Lyon (Pháp) từng chia sẻ trên tạp chí khoa học PsyPost rằng âm nhạc giúp não bộ sản sinh nhiều dopamine tự nhiên. Chúng giúp cơ thể cải thiện tâm trạng và thoát khỏi sự mệt mỏi, trì trệ.
Thực tế, âm nhạc đã trở thành nguồn cảm hứng giúp nhiều người vượt qua được những giai đoạn tăm tối của cuộc sống. Vào năm 1997, Darryl McDaniels – trưởng nhóm hip-hop huyền thoại Run-DMC – đã bỏ ý định tự sát sau khi nghe ca khúc Angel của Sarah McLachlan. Ca khúc đó giúp cho nam ca sĩ có động lực vượt qua trầm cảm và sự bế tắc đằng sau sự hào nhoáng trên ánh đèn sân khấu.
Trong khi đó, theo nghiên cứu tại Đại học Wisconsin La Crosse kết luận rằng, sử dụng nhạc cổ điển với những nhịp điệu đều đặn sẽ giúp trẻ tự kỷ giảm bất an, lo lắng và bình tâm trở lại. Nghiên cứu tại Quỹ Khoa học Tự kỷ Autism Science Foundation cũng cho ra kết quả tương tự. Sức mạnh kỳ diệu của âm nhạc có thể làm gia tăng nhu cầu giao tiếp ở trẻ tự kỷ, giúp phát triển ngôn ngữ và tăng khả năng tập trung.
1.3. Nuôi dưỡng tâm hồn
Không chỉ có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến hóa của xã hội loài người mà âm nhạc còn có những tác động rõ rệt đến đời sống tinh thần và cả thể chất của từng con người. Cảm nhận âm nhạc tốt sẽ giúp bạn nuôi dưỡng tâm hồn, luôn thấy yêu đời và có suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn.
Âm nhạc còn giúp chúng ta tìm thấy sự tĩnh lặng và bình yên những khi tâm hồn mình xáo động qua những bản nhạc không lời nhẹ nhàng và du dương.
>> XEM THÊM: Sức mạnh của âm nhạc giúp trái tim khỏe mạnh mỗi ngày
1.4. Liều thuốc chữa lành
Âm nhạc giúp hàn gắn những vết thương lòng, khơi dậy niềm cảm xúc và những hoài niệm, tô màu cho những bức tranh ký ức và điểm thêm trên những bức họa với đủ những gam màu cuộc sống, mỗi gam màu là một điểm nhấn trong cuộc đời của mỗi người.
Não bộ của chúng ta khi phản ứng với âm nhạc khác hẳn so với ngôn ngữ hay các tiếng động đơn thuần khác. Những giai điệu, hòa âm, tiết tấu có tác dụng duy trì, phục hồi và cải thiện sức khỏe hiệu quả. Nhiều nhà nghiên cứu ví von âm nhạc chính là món ăn tinh thần giúp chữa lành, dưỡng sinh và tìm lại cân bằng cho cơ thể.
Hippocrates – cha đẻ của y học hiện đại từng cho rằng tinh thần khỏe mạnh chính là một phần của một cơ thể khỏe mạnh. Người Hy Lạp rất coi trọng việc chăm sóc SỨC KHỎE TINH THẦN và biết áp dụng những phương pháp trị liệu bằng âm nhạc, nghệ thuật và kịch. Họ tin rằng, các vấn đề trên cơ thể sẽ được chữa lành với liều thuốc tinh thần. Ví dụ như âm thanh của sáo hay đàn hạc được dùng để hỗ trợ điều trị gout hay viêm khớp phổ biến.
1.5. Mang đến sự hài lòng
Trải nghiệm âm nhạc sẽ giúp giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh dopamine, chất hóa học trong não chịu trách nhiệm chính cho việc mang lại cảm giác khoái cảm, vui sướng và sự hài lòng.
Đôi khi chúng ta yêu thích một bài hát nào đó không phải vì bài đó được trau chuốt hoa mỹ về ngôn từ mà là vì chúng ta yêu chính những giai điệu, những cảm giác và xúc bình yên mà bài hát đó mang lại.
Một lần được thấu hiểu là vạn lần được cảm thông và dường như âm nhạc có thể hiểu hết chính câu chuyện của cuộc đời chúng ta mà đôi khi chẳng cần phải kể. Chỉ cần tìm được đúng giai điệu khi đó con tim và âm nhạc sẽ hòa chung vào một nhịp, hòa quyện và thấu hiểu lẫn nhau.
>> XEM THÊM: Học thanh nhạc cho người mới bắt đầu như thế nào?
1.6. Liều thuốc giúp giảm đau hiệu quả
Theo một nghiên cứu mới ở tạp chí Frontiers in Neurology, âm nhạc cổ điển của nhạc sĩ Mozart có khả năng giúp giảm đau và viêm và làm tăng hiệu quả của nhiều loại thuốc khác nhau. Giúp hạn chế được sự phụ thuộc và liều lượng khi sử dụng thuốc kết hợp với âm nhạc
Để lý giải nguyên nhân âm nhạc của Mozart có tác dụng giúp giảm đau, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những âm thanh du dương và nhẹ nhàng từ bản nhạc sẽ làm giảm nồng độ các hormone gây nên căng thẳng và liên quan đến quá trình viêm như cortisol. Âm nhạc cũng giúp điều hòa các protein gây viêm bên trong cơ thể đồng thời giúp hỗ trợ sự phát triển các tế bào thần kinh mới bên trong não làm tăng khả năng ghi nhớ.
Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý, không phải tất cả các thể loại âm nhạc đều tác dụng giảm đau, ví dụ như nhạc rock, K-pop hoặc gangster rap. Để cải thiện sức khỏe, xoa dịu cơn đau và thư giãn hệ thần kinh, loại nhạc bạn nghe cần phải được hòa âm một cách khéo léo, cường độ âm thanh phải phù hợp và các giai điệu không được dồn dập.
2. Cách chọn âm nhạc xoa dịu tâm hồn và thời điểm nghe nhạc
- Nên chọn thời gian và không gian nghe cho từng loại nhạc như sau.
- Thời điểm buổi sáng nên nghe những bản nhạc vui nhộn và tươi mới để tăng năng lượng cho não bộ, giúp khởi động một ngày mới sảng khoái.
- Khi thấy cơ thể đau nhức hãy nghe nhạc jazz, Mozart.
- Khi vướng mắc trong công việc hãy nghe nhạc rock and roll để kích thích giúp xử lí tình huống và tìm hướng giải quyết một cách tốt nhất.
- Khi cần kích thích não bộ hãy nghe những bản nhạc cổ điển.
- Buổi tối trước khi đi ngủ nên nghe bản nhạc có tiết tấu chậm chạp để chuẩn bị cho giấc ngủ.
>> XEM THÊM: Belting trong thanh nhạc là gì? Yếu tố để có kỹ thuật belting tốt
3. Những bài hát giúp xoa dịu tâm hồn bạn nên nghe
Dưới đây là 10 bài hát không chỉ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, lo âu, trầm cảm mà còn giúp xoa dịu cho hệ thần kinh và kết nối tâm hồn của bạn.
- We Can Fly – Rue du Soleil (Café Del Mar)
- Canzonetta Sull’aria – Mozart
- Someone Like You – Adele
- Pure Shores – All Saints
- Please Don’t Go – Barcelona
- Strawberry Swing – Coldplay
- Watermark – Enya
- Mellomaniac (Chill Out Mix) – by DJ Shah
- Electra – by Airstream
- Weightless – Marconi Union
Theo các nhà nghiên cứu, bài hát Weightless của Marconi Union trong danh sách trên có tác dụng giảm lo lắng tổng thể lên đến 65% giúp xóa tan căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện tâm trạng rõ rệt
4. Kết luận
Hy vọng bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Âm nhạc xoa dịu tâm hồn của chúng ta như thế nào?” và cũng là cơ sở cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về âm nhạc và muốn học thanh nhạc cho người mới bắt đầu hiểu rõ hơn về những tác dụng của âm nhạc từ đó có thể tạo ra những bản nhạc chất lượng có ích cho con người. Tóm lại nếu bạn biết sử dụng âm nhạc một cách hợp lý và đúng cách, thì món ăn tinh thần này sẽ là người bạn thân thiết và trở thành nơi để chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn, giúp chúng ta thêm yêu cuộc sống hơn.
Nguồn tham khảo: menback, fashionnet