Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường – Type 1, type 2, tiểu đường thai kỳ

admin 09/12/2022

Tiểu đường hay đái tháo đường là một tình trạng mãn tính khiến lượng đường ở trong máu tăng cao có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, tim, thần kinh và thận. Bài viết dưới đây sẽ giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường từ đó có được kiến thức giúp phòng ngừa và cải thiện tiểu đường một cách an toàn, hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

1. Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1

1.1. Tiểu đường tuýp 1 là gì?

giai thich nguyen nhan benh tieu duong

Tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin là một tình trạng mãn tính xảy ra do tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không thể tạo ra insulin từ đó gây ra sự thiếu hụt insulin nên cần phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào trong cơ thể.

1.2. Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1 do tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Mà insulin lại là thành phần hormone không thể thiếu quyết định trực tiếp đến việc glucose đi vào và tạo ra năng lượng cho những tế bào. Khi không có đủ insulin, glucose sẽ tích tụ quá nhiều trong máu dẫn đến tiểu đường. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tình trạng bị thiếu insulin chủ yếu do hệ miễn dịch phá hủy những tế bào beta trong tuyến tụy. Một số nguyên nhân khác gây nên tiểu đường tuýp 1 có thể kể đến như: xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy, do phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy, các chứng viêm tuyến tụy nặng.

>> XEM THÊM: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Thực hư thế nào?

1.3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 1

Những người chịu các yếu tố tác động dưới đây có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 rất cao:

  • Tiền sử gia đình: Người trong gia đình có tiền sử mắc tiểu đường tuýp 1 thì khả năng bị lại của những thành viên khác cũng rất cao.
  • Di truyền: đây là yếu tố phổ biến nhất bởi có một số loại gen làm nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn.
  • Tuổi tác: Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở hai thời điểm quan trọng là từ 4 đến 7 tuổi và từ 10 đến 14 tuổi.

>> XEM THÊM: Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn?

2. Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2

2.1. Tiểu đường tuýp 2 là gì?

giai thich nguyen nhan benh tieu duong

Tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả được như người bình thường. Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc tiểu đường tuýp 2 nên đây còn được gọi là tiểu đường khởi phát ở người lớn hay tiểu đường của người lớn tuổi

2.2.Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2

Tuyến tụy sẽ đảm nhận vai trò tạo ra hormone insulin. Insulin giúp những tế bào chuyển chất bột đường (glucose) từ các thực phẩm ta ăn vào hàng ngày để tạo thành năng lượng.

Tuy nhiên ở người mắc tiểu đường tuýp 2 này, dù cơ thể có thể tạo ra insulin nhưng các tế bào lại không thể sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả chúng. Để tránh lượng đường bị tồn đọng quá nhiều trong máu, tuyến tụy sẽ tạo ra nhiều insulin hơn nhằm giải quyết glucose đang “tồn kho” để đưa vào tế bào. Đến một thời điểm, khi tuyến tụy không thể sản xuất được lượng insulin đều đặn nữa thì glucose không được tạo thành năng lượng sẽ tích tụ nhiều trong máu và gây nên tiểu đường tuýp 2.

>> XEM THÊM: Bị tiểu đường bấm huyệt nào? 4 huyệt đạo cần thực hành thường xuyên

2.3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2

Một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2:

  • Tuổi tác: Thường xảy ra ở người lớn tuổi khoảng 45 tuổi trở lên
  • Di truyền: là yếu tố phổ biến làm nguy cơ mắc tiểu đường ở những người có cùng một số gen.
  • Thừa cân béo phì cũng là vấn đề đáng lo ngại làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng tiểu đường tuýp 2 do tình trạng kháng insulin. Người béo phì có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn 6 lần so với người bình thường

>> XEM THÊM: Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Cách kiểm soát triệu chứng

3. Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ

3.1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

giai thich nguyen nhan benh tieu duong

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao ở phụ nữ trong thời gian mang bầu thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28. Nếu bạn bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai không có nghĩa bạn đã mắc tiểu đường từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường tuýp 2 ở trong tương lai.

>> XEM THÊM: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu cần biết sớm

3.2. Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Khi chúng ta ăn uống, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate từ thực phẩm chuyển hóa thành đường glucose. Loại đường này đi vào máu, sau đó di chuyển đến những tế bào nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuyến tụy sẽ tạo ra một loại hormone tên là insulin có tác dụng giúp vận chuyển đường glucose vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường ở trong máu.

Trong thời kỳ mang thai, cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé sẽ tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này có thể khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin ít hơn (còn gọi là đề kháng insulin).

Để giữ lượng đường trong máu được ổn định, tuyến tụy sẽ phải tạo ra nhiều insulin hơn – gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin khiến lượng đường trong máu thai phụ tăng lên, gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

3.3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường thai kỳ

giai thich nguyen nhan benh tieu duong

Nguy cơ mắc tiểu đường trong lúc mang bầu của bạn sẽ tăng lên nếu:

  • Bị béo phì, thừa cân trước khi mang thai
  • Tăng cân nhanh bất ngờ trong thai kỳ
  • Có người thân trong gia đình từng mắc tiểu đường tuýp 2
  • Tiền tiểu đường khi lượng đường ở trong máu cao tuy nhiên chưa đủ để được chẩn đoán đái tháo đường
  • Đã từng có tiền sử bị tiểu đường ở lần mang thai trước
  • Độ tuổi cao. Trên 35 tuổi
  • Từng sinh một hay nhiều bé nặng hơn 4kg
  • Đã từng bị thai lưu, sinh non, sinh con bị dị tật
  • Đã hoặc đang bị buồng trứng đa nang (PCOS).

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Từ đó có được kiến thức giúp phòng ngừa và cải thiện tiểu đường hiệu quả. Mặc dù hiện nay đái tháo đường chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần chịu khó thực hiện theo đúng liệu trình của bác sĩ với một chế độ sinh hoạt lành mạnh, đặc biệt là vấn đề ăn uống “tiểu đường ăn gì thay cơm” sẽ giúp bạn kiểm soát chỉ số đường huyết và nâng cao chất lượng cuộc sống một cách tốt nhất.

Nguồn tham khảo: sunmate, tamanhhospital

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.