Tai bị đau nhức bên trong tai phải là tình trạng gì?

admin 04/03/2023

Đau ở tai trong là hiện tượng phổ biến và thường liên quan đến viêm tai giữa. Trên thực tế, nó có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác về tai và các cơ quan lân cận. Bài viết dưới đây giải thích các tình trạng sức khỏe có liên quan đến tai bị đau nhức bên trong tai phải.

1. Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tai bị đau nhức bên trong tai phải

Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy tai bị đau nhức bên trong tai phải, nếu cảm giác đó nhanh chóng hết, có thể do bạn nghe phải âm thanh tần số cao hoặc một số tác nhân ngoại lai khác. Nhưng nếu triệu chứng kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề dưới đây.

1.1. Làm sạch ráy tai không đúng cách

tai bi dau nhuc ben trong tai phai
Tai bị đau nhức bên trong tai phải

Ráy tai là hỗn hợp chất nhầy và bụi bẩn, vi khuẩn hoặc dị vật do tai tự động tiết ra. Trong nhiều trường hợp, ráy tai sẽ tự rơi ra trong khi chúng ta thực hiện các hoạt động thường ngày.

Tuy nhiên với trường ráy tai tích tụ, khô và tạo thành những cục lớn, chúng có có thể can thiệp bằng cách đến gặp bác sĩ hoặc thợ lấy ráy tai chuyên nghiệp. Việc cố gắng tự loại bỏ ráy tai bằng ngón tay hoặc tăm bông một cách mạnh bạo không chỉ khiến ráy tai vào sâu hơn mà còn gây nên các cơn đau bên trong tai. Lý do là vì da bên trong ống tai nhạy cảm nên dễ bị xây xước bởi tác động bên ngoài.

1.2. Viêm tai giữa gây các cơn đau bên trong tai

Viêm tai giữa cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng tai bị đau nhức bên trong tai phải. Vấn đề này thường gặp ở mọi lứa tuổi, gây đau dữ dội trong tai và có hiện tượng chảy mủ vàng hoặc mủ từ ống tai. Ngoài ra, những ai mắc viêm tai giữa còn có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, đau nhức, chóng mặt, cảm thấy ù tai.

>> ĐỌC THÊM: Nguyên nhân gây viêm xoang hàm trái

1.3. Áp xe răng bên phải gây cơn đau nhức bên trong tai

tai bi dau nhuc ben trong tai phai

Đau ở tai phải có thể xuất phát từ tình trạng áp xe răng phía bên phải, hoặc ngược lại. Áp xe răng thường có mủ hình thành trong xương ổ răng gây đau đớn, khó chịu.
Các triệu chứng khác bao gồm sưng mặt, răng đổi màu hoặc lung lay, nướu đỏ, nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh, hơi thở có mùi hoặc chứng hôi miệng. Nhiễm trùng nặng có thể gây sốt, mệt mỏi, không thể mở miệng, khó nuốt và khó thở.

1.4. Tai bị đau nhức bên trong tai phải: Rối loạn khớp thái dương hàm

Triệu chứng rối loạn thái dương hàm thường gặp khi ngáp, nhai hoặc nói chuyện. Ngoài đau ống tai, tình trạng này có thể gây đau ở đầu, hàm và mặt, do khớp thái dương hàm nằm ở vị trí nối giữa tai, hàm.

2. Một số cách giúp giảm cơn đau nhức bên trong tai phải

Nếu bạn cũng đang bị làm phiền bởi những cơn đau nhức bên trong tai phải, hãy thử những cách dưới đây để chăm sóc sức khỏe chủ động và giảm đau.

2.1. Uống nước cải thiện cơn đau ống tai

tai bi dau nhuc ben trong tai phai
Uống nước cải thiện cơn đau ống tai

Uống nước giúp cơ tai của bạn hoạt động tốt hơn, nước ấm cũng tốt cho cổ họng – Một cơ quan mật thiết với tai. Do đó, nếu cơn đau tai nghiêm trọng, bạn có thể uống một lượng nước nhỏ, vừa uống vừa nín thở và nuốt.

2.2. Dùng tinh dầu trà để thư giãn giảm đau

Dầu trà là một loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tuyệt vời. Loại tinh dầu này rất hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng nhiễm trùng tai và đau nhói ở tai.
Ngoài các phương pháp trên, bạn có thể dùng nước ép tỏi hoặc dầu tỏi để vệ sinh ống tai nhẹ nhàng. Tỏi có đặc tính kháng viêm tốt nên được xem là hữu hiệu trong việc giảm đau nhức bên trong tai.

>> ĐỌC THÊM: Mẹo an toàn và hiệu quả giúp đánh bay các bệnh đường hô hấp vào mùa xuân

2.3. Chườm nóng xung quanh để tai được dịu cơn đau

tai bi dau nhuc ben trong tai phai

Chườm ấm là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng để giảm đau nói chung và giảm nhức tai nói riêng. Dùng túi chườm nóng và nhẹ nhàng chườm quanh tai bị đau, sau đó thư giãn nhẹ nhàng để cơn đau được dịu hơn.

>> ĐỌC THÊM: Phòng ngừa và khắc phục chứng mất ngủ không thực tổn

2.4. Thăm khám để được chẩn đoán và dùng thuốc nếu triệu chứng kéo dài

Với những cơn đau dữ dội trong tai kéo dài, đồng thời dù đã áp dụng những cách trên nhưng vẫn không khỏi. bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Đồng thời, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám theo đúng lịch hẹn.

Lời kết

Tai bị đau nhức bên trong tai phải không phải là hiện tượng hiếm gặp. Người bị đau tai cần dựa trên tần suất và mức độ của các cơn đau để thăm khám bác sĩ và tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho tình trạng của mình.

Nguồn tham khảo: hongngochospital.vn, hellobacsi.com, medlatec.vn

Thẻ:

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 14/10- 20/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.