Hội chứng tăng động giảm chú ý: Nhận biết và cải thiện thế nào?
admin 17/04/2023
Rối loạn tăng động giảm chú ý thường được chẩn đoán ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên các dấu hiệu thể hiện trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý có thể kéo dài đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành của trẻ. Điều đáng lo ngại là rất nhiều phụ huynh vẫn chưa hiểu rõ và nắm bắt được các dấu hiệu dẫn tới tình trạng này. Vậy, hội chứng tăng động giảm chú ý dấu hiệu và cách khắc phục như nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
1. Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?
Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn sức khỏe tâm thần bao gồm sự kết hợp của các vấn đề khó chú ý, hiếu động thái quá và những hành vi bốc đồng. ADHD có thể dẫn đến các mối quan hệ không ổn định dẫn đến hiệu suất làm việc cũng như hiệu quả học tập bị giảm sút. Nhiều trẻ em thậm chí là người trưởng thành một khi mắc phải hội chứng này sẽ có lòng tự trọng thấp và không tự tin vào bản thân.
Mặc dù được gọi là ADHD nhưng các vấn đề đã bắt đầu từ thời thơ ấu và tiếp tục đến tuổi trưởng thành. Trong một số trường hợp, ADHD không được chẩn đoán cho đến độ tuổi trưởng thành. Chính vì thế, ở cả người trưởng thành và trẻ nhỏ đều cũng sẽ gặp hội chứng tăng động giảm chú ý này.
>> ĐỌC THÊM: Những điều cần biết về chứng rối loạn phát triển lan tỏa
2. Các biểu hiện hội chứng tăng giảm chú ý
Biểu hiện của hội chứng tăng giảm chú ý sẽ giảm đi theo độ tuổi, nhưng cũng có thể vẫn sẽ mang các vấn đề liên quan đến vấn đề này suốt đời. Từ đó, gây ra sự cản trở trong cuộc sống của những người mắc phải. Khiến cho họ cảm thấy tự ti và thiếu đi sự tự tin trong chính cuộc sống của bản thân mình. Đặc biệt, đối với những đứa trẻ đang ở trong quá trình phát triển và trưởng thành. Một khi trẻ bị mắc hội chứng này sẽ làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hoạt động cũng như cuộc sống học tập hằng ngày.
Dưới đây là một số biểu hiện chỉ ra được bạn hoặc người thân bạn đã mắc hội chứng ADHD.
2.1. Đối với trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ thì các dấu hiệu này thường xuất hiện trước 12 tuổi và ở một số trẻ em có thể xuất hiện sớm hơn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, trung bình thì độ tuổi tiếp diễn sẽ khác nhau. Vì thế, giáo dục đặc biệt cho những trẻ bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý này từ sớm là vô cùng quan trọng. Dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình bị mắc hội chứng ADHD như sau:
- Trẻ vô tâm với mọi thứ xung quanh: Phần lớn các dấu hiệu rơi vào tình trạng không tập chung vào một vấn đề hoặc một thứ.
- Hiếu động, bốc đồng: Luôn thích chạy nhảy không có mục đích, có biểu hiện lo lắng tay chân đan vào nhau, nói quá nhiều.
>> ĐỌC THÊM: Biểu hiện của trẻ bị tăng động
Hầu hết các dấu hiệu ở trẻ thường xuất hiện ở một số thời điểm nhất định. Vì thế, việc chẩn đoán chính xác hội chứng này ở trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu được khắc phục sớm thì sẽ mang lại lợi ích cho trẻ sau này. Giáo dục đặc biệt là một ví dụ, đây là một khóa học dành cho những đứa trẻ cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn những đứa trẻ bình thường khác.
2.2. Đối với người trưởng thành
- Tính bốc đồng
- Thiếu đi khả năng tuân thủ và sắp xếp các vấn đề ưu tiên
- Khả năng quản lý thời gian bị giảm sút
- Gặp rắc rối khi bị phân nhiều việc cùng 1 lúc
- Luôn cảm thấy bồn chồn và lo lắng quá mức
- Khả năng lập kế hoạch kém
- Khả năng chịu đựng kém, thay đổi tâm trạng thường xuyên
3. Làm gì cho trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý
Theo như khuyến cáo của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ (AAP) việc khắc phục hội chứng tăng động giảm chú ý sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ mắc phải. Với những trẻ trên 6 tuổi hoặc đã xuất hiện những biểu hiện quá nặng, thì nên đi đến bác sĩ để có thể có những cách khắc phục phù hợp để giảm tình trạng này.
Còn đối với những đứa trẻ dưới 6 tuổi thì cách khắc phục tốt nhất vẫn là nên cho trẻ tham gia các lớp học giáo dục đặc biệt. Bên cạnh đó, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học.
Không chỉ ở trẻ nhỏ mà ở người cũng vậy, nếu như bạn nhận ra xung quanh bạn người thân của bạn có xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng này thì nên đưa đến các trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và có cách khắc phục hiệu quả.
>> ĐỌC THÊM: Lợi ích của khóa học giáo dục đặc biệt online đối với trẻ rối loạn phát triển
Kết luận
Nếu như bạn nhận ra xung quanh bạn hoặc trẻ nhà bạn đang mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thì lời khuyên tốt nhất đó chính là nên đi khám bác sĩ thường xuyên để có thể cải thiện nhiều hơn. Sau đó thường cứ sau 3 – 6 tháng cho đến khi các triệu chứng ổn định. Gọi cho bác sĩ nếu lại xuất hiện các biểu hiện như chán ăn, khó ngủ hoặc khó chịu, hoặc nếu các triệu chứng ADHD không cải thiện nhiều so với điều trị ban đầu.
Trung tâm VMC tin rằng với những thông tin hữu ích ở trên sẽ phần nào giúp bạn cũng như người thân xung quanh bạn sẽ có thể có một sức khỏe tràn đầy sức sống. Chúc bạn một ngày mới tốt lành!
Nguồn: Vinmec, hellobacsi