Bị ho không nên ăn trái cây gì? Những lưu ý trong chế độ ăn
admin 09/06/2023
Một chế độ ăn tăng cường hệ miễn dịch giúp người bị ho thuyên giảm tình trạng của mình. Dẫu vậy, vẫn có những loại thực phẩm cần tránh sử dụng để giảm phản ứng ho. Vậy bị ho không nên ăn trái cây gì, cần lưu ý gì trong chế độ ăn của người bị ho. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu kỹ hơn về thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
1. Người bị ho không nên ăn trái cây gì để tình trạng thuyên giảm
Khi gặp triệu chứng ho, không phải loại trái cây nào cũng tốt cho cơ thể. Ngoài việc bổ sung các loại trái cây giúp giảm ho và tăng cường sức khỏe, mọi người cũng nên hiểu rõ và tránh ăn các loại trái cây dưới đây.
1.1. Tránh ăn cam quýt khi bị ho
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng trái cây có múi chứa hàm lượng vitamin C cao và nhiều khoáng chất có lợi cho hệ miễn dịch của con người. Tuy nhiên, trái cây họ cam quýt chứa cellulite tích tụ dưới da khiến cơ thể luôn nặng nề, khó vận động, di chuyển. Ngoài ra, cellulite có thể làm tăng sản xuất chất nhầy trong niêm mạc cổ họng và tạo ra nhiều đờm hơn.
>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Cảm giác nghẹn cổ họng nhưng ăn uống bình thường?
1.2. Bị ho không nên ăn trái cây gì: Dâu tây
Có nhiều tranh cãi về tác dụng của trái cây đối với tình trạng ho, một số người cho rằng các chất dinh dưỡng trong dâu tây giúp tăng sự đề kháng và giảm tình trạng ho. Tuy nhiên, trên thực tế thì loại trái cây này không thích hợp sử dụng khi bị ho.
Bác sĩ Nihar Parekh từ Cheers Child Care, Mumbai, Ấn Độ cho rằng, dâu tây được biết là giải phóng histamin, chất gây ho, làm trầm trọng thêm tình trạng ho hiện có. Vì vậy mà trong giai đoạn ho, bạn nên hạn chế bổ sung dâu tây trong chế độ ăn của mình.
1.3. Những nhóm trái cây chứa nhiều đường tự nhiên
Nếu người bị ho ăn dưa hấu sẽ khiến gan và thận bị quá tải dẫn đến quá trình loại bỏ chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, dưa hấu chứa nhiều đường nên có thể gây kích ứng cổ họng, dẫn đến ho nhiều hơn và cảm giác nóng rát ở cổ họng.
Bên cạnh đó, các loại trái cây như nho hay vải thiều cũng chứa nhiều đường, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây trầm trọng tình trạng ho. Vì vậy mà bạn nên tránh ăn trái cây chứa nhiều đường tự nhiên để tình trạng nhanh chóng thuyên giảm.
>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Khắc phục tình trạng ngứa cổ họng ho về đêm
1.4. Dừa – Trái cây có tính hàn, nên tránh khi bị ho
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về việc bị ho không nên ăn trái cây gì, các nhóm thực phẩm giàu tính hàn như dừa được cho là nên tránh sử dụng. Dừa là loại trái cây có tác dụng giải nhiệt, thanh nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bị ho, đặc biệt là những người mắc hen suyễn mãn tính thì không nên ăn dừa vì dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến phổi và làm tình trạng ho nặng thêm.
>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Cảnh báo tác hại của việc uống nước dừa mỗi ngày
2. Một số lưu ý về chế độ ăn cho người bị ho
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến chế độ ăn giúp ích cho người ho, dưới đây là một số lưu ý bổ ích để chăm sóc sức khỏe, giảm triệu chứng ho.
Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Y học hô hấp (Respiratory Medicine) đã xem xét capsaicin, một hợp chất có trong ớt, để xem liệu nó có thể làm giảm các triệu chứng ho hay không. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng capsaicin thực sự giúp giải mẫn cảm các dây thần kinh gửi tín hiệu ho đến não, dẫn đến giảm đáng kể các triệu chứng ho. Do đó, ăn thức ăn hơi cay có thể giúp giảm phản ứng ho của người dùng.
Sử dụng các thực phẩm có tính ấm, nồng như tỏi, gừng, nghệ được cho là tốt cho cổ họng khi bị ho do cảm cúm, cảm lạnh. Hãy bổ sung thêm loại thực phẩm này trong chế độ ăn để cơn ho được thuyên giảm.
Mặc dù đồ ngọt được khuyến khích là không phù hợp với người bị ho, nhưng tắc ngâm mật ong được cho là loại thực phẩm lý tưởng giúp làm dịu cổ họng, giảm phản ứng ho và lành vết viêm cổ họng hiệu quả.
>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
Tổng kết
Hy vọng những chia sẻ về chế độ ăn và bị ho không nên ăn trái cây gì có thể đem đến lời khuyên bổ ích cho bạn. Những lưu ý thực phẩm trên đây chỉ hữu ích cho người gặp tình trạng ho do cảm hoặc các vấn đề sức khỏe thông thường khác. Nếu bạn vẫn bị ho kéo dài, hãy tìm các phương án chăm sóc sức khỏe chủ động hoặc đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
Nguồn tham khảo: timesofindia.indiatimes.com, flebo.in, medlatec.vn