Chữa bệnh với phương pháp thần kỳ Tác động cột sống
admin 06/01/2021
Cột sống vừa là trụ cột duy nhất của cơ thể vừa là cơ quan chứa đựng thần kinh, nối liền và điều khiển các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh… và tạo nên khả năng vận động và chuyển động tuyệt vời của con người. Vì thế Y học cổ truyền có những phương pháp tác động đến cột sống để hồi phục chức năng của bộ phận quan trọng này.
Tác động cột sống là gì?
Tác động cột sống là sử dụng các thủ thuật: day, bấm, ấn, miết, vuốt… tác động vào hệ xương sống và vùng cạnh xương sống. Phương pháp này xuất phát từ các nước Tây Tạng và đến nay đã được công nhận trên toàn thế giới và được đưa vào giảng dạy ở nhiều nơi. Phương pháp tác động cột sống với mục đích giải phóng sự chèn ép lên rễ thần kinh, đĩa đệm, khớp xương từ đó giúp giảm đau, giảm viêm. Biện pháp này thường được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp vùng cổ, vai, lưng.
Một số bệnh lý về cột sống thường gặp:
- Đau lưng, đau cổ, đau thắt lưng: do tư thế, lao động, sinh hoạt, thể thao; đặc biệt là các chấn thương tích lũy trong các động tác lao động giản đơn, lặp đi lặp lại.
- Bệnh lý của khối cơ lưng, thắt lưng; bệnh lý cột sống và đĩa đệm cổ, thắt lưng…
Biểu hiện ban đầu của các bệnh lý này thường là triệu chứng đau tại cột sống (cổ, lưng), đặc biệt là đau vùng cơ cạnh cột sống ( cổ, lưng), vì đây là vùng hoạt động nhiều nhất của cột sống.
Chữa bệnh bằng phương pháp tác động cột sống
Mỗi đốt sống cho ra một dây thần kinh có tác dụng điều khiển vùng tương ứng với đốt sống đó. Thí dụ: đốt sống cổ điều khiển hoạt động của tay. Đốt thắt lưng điều khiển hoạt động của chân. Cạnh cột sống có 2 chuỗi hạch là giao cảm và phó giao cảm. Thần kinh giao cảm và phó giao cảm còn gọi là thần kinh thực vật.
Để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể có 2 loại thần kinh: Thần kinh thực vật và thần kinh động vật.Thần kinh động vật : điều khiển hành vi động tác theo ý muốn của cơ thể – thí dụ: nắm tay, bước đi…Thần kinh thực vật : điều khiển hoạt động không theo ý muốn của cơ thể: thí dụ: việc tiết mồ hôi, co bóp của cơ quan tiêu hóa, co bóp của tim, hô hấp… Tuy vậy điều khiển của thần kinh thực vật cũng chịu tác động của vỏ não – điều này thể hiện ở sự rèn luyện và luyện tập của cơ thể, có khả năng điều khiển hệ thần kinh thực vật.
Như vậy ta thấy phương pháp tác động cột sống với các động tác như day, miết, bấm điểm, phân sẽ gây một kích thích vào vùng thần kinh của cột sống làm cho hệ thần kinh động vật và thực vật đều tăng hoạt động. Thí dụ: khi một cánh tay bị yếu, khả năng vận động kém, ta tác động cột sống vùng cổ có thể hồi phục lại chức năng vận động của cánh tay đó. Khi sản phụ bị tắc tia sữa, tuyến vú kém tiết sữa tác động vùng lưng ngực có thể thông tia sữa, tuyến sữa tăng tiết sữa. Bệnh nhân bị hen có cơn khó thở ta có thể tác động cột sống có thể giảm hay cắt hẳn cơn khó thở.
Thực chất tác động cột sống là tác động vào hệ thống thần kinh, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh thực vật hay thần kinh động vật tùy theo ý định của thầy thuốc trong phòng và chữa bệnh.
Tác động cột sống là một số thủ thuật của xoa bóp vào cột sống và cạnh cột sống, động tác đơn giản, có hiệu quả cao bởi nó có tác dụng làm tăng lưu thông khí huyết. Tuy vậy, người làm xoa bóp đều biết khi xoa bóp phải biến từ kỹ năng thành kỹ xảo mới đạt hiệu quả mong muốn.Tham gia lớp đào tạo KTV Tác Động Cột sống cấp chứng chỉ tại đây! Hoặc liên hệ hotline để đăng ký nhanh nhất: 0915500256