Kinh nguyệt bất thường – Vì sao không nên chủ quan?
admin 23/08/2021
Thông thường, kỳ kinh nguyệt của con gái sẽ mỗi tháng có 1 lần và kéo dài trong khoảng từ 4 đến 7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường vào khoảng 28 ngày. Nhưng đôi khi kinh nguyệt ở chúng ta không xuất hiện đúng theo chu kỳ của nó hay đi kèm những hiện tượng lạ. Bạn đã biết nguyên nhân vì sao kinh nguyệt của mình lại bất thường như vậy hay chưa? Đừng coi đó là chuyện bình thường. Bởi vì kinh nguyệt bất thường tiềm ẩn nhiều nguyên nhân nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ.
Xem thêm:
- Vô kinh – Bình tĩnh xử lý triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp
- Tránh thai an toàn dựa vào tính ngày trong chu kỳ kinh nguyệt
- Tips giúp vượt qua ngày đèn đỏ một cách nhẹ nhàng
Biểu hiện của kinh nguyệt bất thường
Hầu hết phụ nữ có kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng từ bốn đến bảy ngày. Chu kỳ của kinh nguyệt bình thường vào khoảng 28 ngày (chu kỳ ở một số người là khoảng 28-35 ngày thì vẫn bình thường)
Tuy nhiên, có một số vấn đề kinh nguyệt bất thường mà chúng ta có thể gặp phải:
- Các kỳ kinh nguyệt kế tiếp cách nhau dưới 21 ngày hoặc hơn 35 ngày
- 3 tháng liên tiếp không xuất hiện kinh nguyệt (trừ trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc người đã mãn kinh)
- Kinh nguyệt ra rất nhiều hoặc rất ít
- Kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bảy ngày
- Kinh nguyệt kèm theo chuột rút, đau dữ dội, buồn nôn hoặc nôn
- Chảy máu hoặc ra máu khi đã kết thúc kỳ kinh nguyệt và chưa đến kỳ kinh nguyệt sau, sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục
Xem thêm: Kinh nguyệt không còn là nỗi lo chỉ với phương pháp sau đây
Nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường. Trong đó có cả những nguyên nhân mà bạn không ngờ tới. Hãy cùng tìm hiểu chúng ở dưới đây:
- Các yếu tố căng thẳng và lối sống: Cân nặng thay đổi đáng kể, ăn kiêng, thay đổi thói quen tập thể dục, đi lại, bệnh tật hoặc những thay đổi khác trong thói quen hàng ngày của phụ nữ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của họ.
- Thuốc tránh thai: Hầu hết các loại thuốc tránh thai đều chứa hormone estrogen và progestin (một số loại chỉ chứa progestin). Thuốc tránh thai sẽ ngăn rụng trứng. Việc duy trì hoặc dừng đột ngột thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ đến sáu tháng sau khi ngừng thuốc tránh thai. Đây là một cân nhắc quan trọng khi bạn đang có kế hoạch mang thai. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin có thể bị chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
- Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung: Polyp tử cung là những khối u nhỏ lành tính (không phải ung thư) trong niêm mạc tử cung. U xơ tử cung là những khối u bám vào thành tử cung. Có thể có một hoặc một số khối u xơ có kích thước nhỏ như hạt táo đến kích thước bằng quả bưởi. Những khối u này thường lành tính, nhưng chúng có thể gây chảy máu nhiều và đau khi có kinh. Nếu khối u xơ lớn, chúng có thể gây áp lực lên bàng quang hoặc trực tràng, gây khó chịu.
- Lạc nội mạc tử cung: Các mô nội mạc tử cung bị phân hủy hàng tháng và được thải ra ngoài cùng với kinh nguyệt. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô nội mạc tử cung bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung. Thông thường, mô nội mạc tử cung tự gắn vào buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Nhưng đôi khi nó phát triển trên ruột hoặc các cơ quan khác trong đường tiêu hóa hay ở dưới và ở khu vực giữa trực tràng và tử cung của bạn. Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu bất thường, chuột rút hoặc đau trước và trong kỳ kinh, giao hợp đau.
- Bệnh viêm vùng chậu: Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo qua đường tình dục và sau đó lây lan đến tử cung và đường sinh dục trên. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào đường sinh sản thông qua các phẫu thuật phụ khoa khi sinh con, sẩy thai hoặc phá thai. Các triệu chứng của PID bao gồm tiết nhiều dịch âm đạo có mùi khó chịu, kinh nguyệt không đều, đau ở vùng chậu và vùng bụng dưới, sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Trong hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), buồng trứng tạo ra một lượng lớn nội tiết tố androgen, là nội tiết tố nam. Các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng (u nang) có thể hình thành trong buồng trứng. Chúng thường có thể được nhìn thấy khi siêu âm. Sự thay đổi nội tiết tố có thể ngăn cản trứng trưởng thành. Do đó, quá trình rụng trứng có thể không diễn ra ổn định. Đôi khi một phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang sẽ có kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh hoàn toàn. Ngoài ra, tình trạng này còn dẫn đến béo phì, vô sinh và rậm lông (mọc nhiều lông và mụn). Tình trạng này có thể là do mất cân bằng nội tiết tố.
- Suy buồng trứng sinh non: Tình trạng này xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi có buồng trứng hoạt động không bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại, tương tự như thời kỳ mãn kinh. Điều này có thể xảy ra ở những bệnh nhân đang được điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị, hoặc nếu bạn có tiền sử gia đình bị suy buồng trứng sớm hay bất thường nhiễm sắc thể nào đó. Nếu tình trạng này xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Kinh nguyệt bất thường cũng có thể do một số nguyên nhân như:
- Ung thư tử cung hoặc ung thư cổ tử cung
- Sử dụng thuốc như steroid hoặc thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu)
- Tình trạng bệnh lý như rối loạn chảy máu, tuyến giáp hoạt động kém hoặc quá mức, hoặc rối loạn tuyến yên ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố
- Sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
Xem thêm: Cảnh báo loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
Cách hạn chế tình trạng kinh nguyệt bất thường
Việc giải quyết vấn đề kinh nguyệt bất thường phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của nó:
- Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt : Các hormon như estrogen hoặc progesterone có thể được kê đơn để giúp kiểm soát chảy máu nhiều.
- Kiểm soát cơn đau : Các cơn đau hoặc chuột rút từ nhẹ đến trung bình có thể được giảm bớt bằng cách dùng thuốc giảm đau không kê đơn (Aspirin không được khuyến khích vì nó có thể gây chảy máu nặng hơn). Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen hoặc sử dụng đệm sưởi có thể giúp giảm chuột rút.
- U xơ tử cung: Có thể điều trị bằng phương pháp y tế và/ hoặc phẫu thuật. Ban đầu, hầu hết các khối u xơ gây ra các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu bạn bị chảy máu nhiều, bổ sung sắt có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh thiếu máu. Thuốc tránh thai liều thấp hoặc thuốc tiêm progesterone có thể giúp kiểm soát chảy máu nhiều do u xơ tử cung. Thuốc được gọi là chất chủ vận hormone giải phóng gonadotropin, có thể được sử dụng để thu nhỏ kích thước của khối u xơ và kiểm soát chảy máu nhiều. Những loại thuốc này làm giảm quá trình sản xuất estrogen của cơ thể và làm ngưng kinh nguyệt trong một thời gian. Nếu u xơ không đáp ứng với thuốc, có nhiều lựa chọn phẫu thuật có thể loại bỏ chúng hoặc làm giảm kích thước và triệu chứng của chúng. Loại thủ thuật sẽ phụ thuộc vào kích thước, loại và vị trí của u xơ. Trong trường hợp nghiêm trọng, khối u xơ lớn hoặc gây chảy máu nhiều hay đau đớn thì có thể phải cắt bỏ tử cung. Trong quá trình cắt bỏ tử cung , các khối u xơ sẽ được loại bỏ cùng với tử cung. Các lựa chọn khác bao gồm thuyên tắc động mạch tử cung, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho các mô u xơ đang hoạt động.
- Lạc nội mạc tử cung : Mặc dù không có cách chữa khỏi lạc nội mạc tử cung, nhưng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc kê đơn có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu. Các phương pháp điều trị bằng hormone như thuốc tránh thai có thể giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của các mô tử cung và giảm lượng máu mất đi trong kỳ kinh nguyệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thuốc chủ vận hormone giải phóng gonadotropin hoặc progestin có thể được sử dụng để tạm thời ngừng kinh nguyệt. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật để loại bỏ mô nội mạc tử cung dư thừa phát triển trong khung chậu hoặc ổ bụng. Phương pháp cuối cùng là phải cắt bỏ tử cung nếu tử cung đã bị tổn thương nghiêm trọng.
Để chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, cũng như điều hòa kinh nguyệt, bạn có thể tham gia khóa học “Chăm sóc điều hòa kinh nguyệt chủ động”. Khóa học sẽ đem đến cho bạn cái nhìn toàn diện về sức khỏe thông qua việc chăm sóc điều hòa kinh nguyệt chủ động. Bên cạnh đó, khóa học này còn giúp các chị em phụ nữ có khả năng sử dụng những kinh nghiệm quý báu từ các Danh y của nền Y học Cổ truyền trong việc điều hòa kinh nguyệt như:
- Bộ huyệt đặc hiệu giúp điều hòa kinh nguyệt
- Cách tự xoa bóp đơn giản dành cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt
- Phương pháp điều hòa cảm xúc theo nguyên lý Y học Cổ truyền
- Những món ăn, bài thuốc giúp hoạt huyết, dưỡng huyết điều kinh
Đặc biệt, ngoài những kiến thức Y học truyền thống quý báu, chúng ta còn nhìn thấy rõ được sự liên quan của hoạt động kinh nguyệt và những cấu trúc, chức năng của cơ thể liên quan như khung chậu, cột sống, cơ bắp, dây chằng…để từ đó tự mình nhận ra những lỗi rất thường gặp mà mình đã mắc phải gây ra tình trạng kinh nguyệt bất thường và điều chỉnh nó.