Huyết áp cao – Bí kíp ngăn ngừa và khắc phục tại nhà (P2)

admin 01/09/2021

Cao huyết áp (tăng huyết áp) đã trở nên khá phổ biến hiện nay và đang gia tăng không chỉ ở người lớn tuổi mà còn cả ở giới trẻ. Cao huyết áp không có triệu chứng rõ ràng nên khó có thể phát hiện bệnh sớm. Sống trong thời đại 4.0, chúng ta có thể dễ dàng ngăn ngừa và kiểm soát được tình trạng cao huyết áp bằng cách tạo một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống dinh dưỡng. 

Đồng hành cùng sức khỏe của bạn, Trung tâm VMC – Chăm sóc sức khỏe chủ động sẽ mách nhỏ cho bạn bí kíp giúp ngăn ngừa và kiểm soát cao huyết áp thời 4.0

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến vấn đề cao huyết áp như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, cao huyết áp vốn thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng hiện này, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này ngày càng nhiều. Có thể dễ dàng nhận thấy lí do chính ở lối sống và chế độ ăn uống của giới trẻ thời đại nay. Cuộc sống ngày càng hiện đại, bạn sống một cách thoải mái, tự do nhưng lại không thực sự tốt cho sức khỏe. Đa số người trẻ ngày nay thường bù đầu vào công việc, học hành mà bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ít vận động, bỏ bữa hay ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, thiếu dinh dưỡng và không tốt cho sức khỏe dẫn đến mắc cao huyết áp.

Chế độ ăn uống lành mạnh là một bước quan trọng để giữ huyết áp của bạn ở mức bình thường. Thay vì cắt bỏ bữa, nhịn ăn để giảm cân hay ngồi ì một chỗ, lười vận động, bạn nên tự vạch ra cho bản thân một kế hoạch bao gồm những bài tập thể thao rèn luyện sức khỏe và một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng mà không gây hại cho sức khỏe. 

Ăn uống không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp của bạn. Ăn quá nhiều có thể gây thừa cân làm tăng huyết áp. Chế độ ăn quá nhiều muối cũng gây nên huyết áp cao. Khi muối tích tụ, cơ thể cần giữ nước để pha loãng natri. Điều này làm tăng cả lượng chất lỏng xung quanh các tế bào và thể tích máu. Lượng máu tăng lên có nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn và áp lực lên mạch máu nhiều hơn. Theo thời gian, áp lực này có thể gây cứng các mạch máu, dẫn đến huyết áp cao, đau tim, suy tim và đột quỵ. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… cũng làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, dẫn đến các vấn đề về tim mạch.

huyết áp cao

Xem thêm: Wellness – định nghĩa “chuẩn” về một lối sống khỏe toàn diện và chủ động

Những nguyên nhân khiến người trẻ tuổi dễ bị chứng mất ngủ

Một số loại thực phẩm tốt cho huyết áp của bạn

Ăn uống lành mạnh chính là biện pháp hiệu quả nhất ngăn ngừa cao huyết áp. Các loại thực phẩm có chứa ít natri và muối, nhiều kali được khuyên dùng vì có tác dụng tốt cho huyết áp.

Để phòng ngừa tăng huyết áp việc duy trì cân nặng ở mức hợp lý chính là biện pháp đơn giản mà hiệu quả nhất. Bởi lẽ, những người béo phì, thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có cân nặng bình thường. 

Trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cần tích cực sử dụng thực phẩm hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng ngừa tăng huyết áp như:

  • Rau xanh và trái cây: Các loại thực phẩm có màu xanh lá cây, cam và đỏ như: cam, táo, chuối, bơ, dâu, thanh long, quýt, bưởi, dưa hấu, dứa, bông cải xanh, cà rốt, cây họ đậu,… có chứa nhiều vitamin E, vitamin C, chất xơ, kali và khoáng chất giúp phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả.
  • Ngũ cốc thô: Ngoài tác dụng chống táo bón, chất xơ từ các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, bo bo, bắp, yến mạch, bánh mì đen, mì được làm từ lúa mì nguyên cám,… còn có tác dụng hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường khả năng tiết axit mật hỗ trợ tiêu hóa.
  • Cá giàu omega-3: Bạn nên ăn cá từ 2 – 3 lần mỗi tuần vì cá chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu.
  • Chất béo không bão hòa: Bạn nên dùng chất béo không bão hòa từ dầu oliu, dầu bắp, hướng dương, đậu nành,…để giảm lượng cholesterol trong máu.
Huyết áp cao

Các loại thực phẩm cần tránh giúp ngăn ngừa tăng huyết áp

Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, bạn có thể phòng tránh tăng huyết áp hiệu quả bằng một số lưu ý trong cuộc sống hàng ngày như sau:

  • Ăn đủ bữa, không ăn quá nhiều hay quá muộn.
  • Tránh hút thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích.
  • Không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu hay căng thẳng thần kinh.
  • Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng được khuyến cáo bởi các chuyên gia để phòng ngừa tim mạch và tăng huyết áp, đặc biệt là các sản phẩm được bổ sung dưỡng chất Plant Sterol – chất béo chiết xuất từ thực vật giúp giảm lượng cholesterol đi vào máu từ thức ăn hàng ngày.
cao huyết áp

Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên hạn chế sử dụng để ngăn ngừa tăng huyết áp như:

  • Muối: Thành phần chủ yếu của muối là natri – chất có thể làm tăng huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch khuyến nghị, bạn nên hạn chế lượng natri hàng ngày dưới 1.500 miligram để hạn chế tối đa nguy cơ tăng huyết áp. Do đó, bạn không nên ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như trứng muối, cá ướp muối, thịt muối,… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm thay thế muối như các loại thảo mộc không có natri hoặc ít natri.
  • Chất béo bão hòa: Bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chiên xào, lòng đỏ trứng gà, da hoặc nội tạngđộng vật, nước xương hầm… vì những loại thực phẩm này có chứa lượng lớn chất béo bão hòa gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến tim và huyết áp.
  • Chất bột đường (glucid): Để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, bạn cần ăn vừa đủ lượng tinh bột, đồng thời tránh các thực phẩm, trái cây nhiều ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, xoài, nhãn, mít, vải,…
  • Thịt: Chất đạm từ thịt bò, cừu, dê,… sẽ làm tăng cholesterol dẫn đến tăng huyết áp nên bạn cần tránh sử dụng.
  • Các chất kích thích như: bia rượu, caffeine, trà, thực phẩm cay nóng sẽ làm hưng phấn thần kinh, gây mất ngủ, rối loạn nhịp tim, từ đó tăng huyết áp.
  • Chất béo thực vật có trong: bơ và bơ thực vật, sữa béo, sữa nguyên kem, pho mai,… làm tăng huyết áp. Do đó bạn nên ăn thực phẩm có ít chất béo như: sữa tách béo, sữa 1%, sữa chua 1%, phô mai tươi và phô mai giảm chất béo.

Xem thêm: KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA – GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHI COVID PHỨC TẠP

Bài tập thể dục dành cho người bị cao huyết áp

Tập thể dục, rèn luyện cơ thể thường xuyên là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh tật và giảm thiểu những biến chứng từ các bệnh lý trong cơ thể. Đối với những người bị cao huyết áp, rèn luyện thể dục một cách an toàn sẽ có tác dụng rất lớn giúp giảm huyết áp về mức bình thường. Bạn cần lên kế hoạch duy trì tập thể dục 30 đến 60 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần. Các bài tập thể dục có thể làm giảm huyết áp của bạn khoảng 5 đến 8 mmHg nếu bạn bị huyết áp cao. Điều quan trọng là phải duy trì tập luyện thường xuyên vì nếu bạn ngừng tập thể dục, huyết áp của bạn có thể tăng trở lại.

Việc luyện tập còn giúp bạn giảm stress, căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi – một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Sống trong thế giới nhộn nhịp như ngày nay với những nhu cầu ngày càng cao, thật khó để có thể sống chậm lại và thư giãn, nhất là với giới trẻ. Do đó, bạn thường xuyên chịu căng thẳng, áp lực từ công việc, tài chính,..dẫn đến huyết áp cao. Mỗi ngày hãy để ra một khoảng thời gian để tập thể dục, ngồi thiền, tập yoga hay hít thở sâu. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái, không còn áp lực và giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Đồng thời, hoạt động thể chất thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp như hiện nay, điều bạn cần nhất chính là sức khỏe và hệ miễn dịch tốt để đẩy lùi Covid. Các bài tập thể dục tốt cho sức khoẻ mà bạn có thể chọn là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nâng tạ, chống đẩy, tập Yoga hay các môn thể thao vừa sức,…

cao huyết áp

Những loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng huyết áp cao

Để tăng cường sức đề kháng của có thể, ngoài việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn, thay đổi thói quen sinh hoạt, tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống hợp lí thì người bị huyết áp cao cũng có thể sử dụng một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ làm giảm và điều chỉnh huyết áp.

Huyết áp cao khi được phát hiện cần đi khám và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một vài loại thuốc có tác dụng kiểm soát huyết áp của bạn như: Thuốc lợi tiểu, Thuốc ức chế men chuyển (ACE), Thuốc chẹn kênh canxi . Hãy tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Ngoài ra, một số loại thuốc mà người bị huyết áp cao nên tránh sử dụng bao gồm:Thuốc giảm đau, Thuốc cảm (có chứa chất thông mũi), Thuốc chống trầm cảm, Thuốc tránh thai, Thuốc ức chế miễn dịch,…

huyết áp cao

Huyết áp cao là một bệnh lý phổ biến, ít triệu chứng nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và các cơ quan trong cơ thể. Bạn cần phải biết tình trạng sức khỏe của mình, kiểm tra sức khỏe định kì, thường xuyên rèn luyện thể thao và có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh về huyết áp. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 phức tạp như hiện nay, những người có bệnh nền như huyết áp cao sẽ dễ có nguy cơ bị lây nhiễm virus hơn người bình thường. 

VMC hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và hiệu quả để bạn có thể chăm sóc sức khỏe thật tốt. Bạn có thể tham khảo các khóa học chăm sóc sức khỏe của chúng tôi hoặc liên hệ Hotline: 0966.000.643 để nhận được tư vấn.

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.