Khô khớp ở người trẻ có nguy hiểm hay không?
admin 18/11/2021
Trước đây, khô khớp thường chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, những người vận động nặng. Nhưng trong thời đại hiện nay, rất nhiều người trẻ đang bị mắc phải tình trạng này. Vậy khô khớp ở người trẻ nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục cụ thể thế nào? Trong bài viết dưới đây, Trung tâm VMC sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi nêu trên.
Khô khớp là gì?
Khô khớp là tình trạng tiêu giảm hoặc không thể tiết dịch nhầy bôi trơn ở các khớp. Hiện tượng này làm tăng ma sát sụn khớp khiến bạn cảm thấy đau nhức và cảm thấy việc di chuyển bị khó khăn. Bên cạnh đó, mỗi khi vận động sẽ phát ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo. Tình trạng này thường xảy ra ở khu vực khớp gối, khớp vai, khớp khuỷu tay. Nhưng xảy ra nhiều nhất thường ở khu vực khớp gối.
Tình trạng khô khớp này thường xảy ra tại những người vận động nặng hoặc những người trẻ ít vận động. Đặc biệt đối với nhân viên văn phòng, do đặc thù công việc phải thường xuyên ngồi cố định một chỗ.
Xem thêm: 3 cách trị đau lưng đơn giản cho dân văn phòng
Khô khớp ở người trẻ có nguy hiểm không?
Khô khớp ở người trẻ nếu được phát hiện và khắc phục sớm thì sẽ không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Ngược lại, nếu để lâu, không sớm khắc phục, sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cũng như tâm lý của người bị khô khớp.
Dưới đây sẽ là một vài hậu quả do khô khớp mà người trẻ phải chịu đựng nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời:
- Gây khó khăn trong việc vận động các khớp. Từ việc đi lại, leo trèo, cầm nắm sẽ gây cảm giác đau đớn, khó chịu, mệt mỏi. Trong trường hợp nặng hơn, có thể gây tê hoặc mất cảm giác.
- Khô khớp có thể gây ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh tọa.
- Gây cảm giác đau đớn: Khi khớp bị khô thì phần khớp sẽ dần bị mòn và dần lộ ra đầu xương. Hiện tượng đau nhức sẽ xảy ra khi 2 đầu xương hoạt động, cọ vào nhau và tạo ra ma sát.
- Gây teo cơ, biến dạng khớp: Khi khô khớp phát triển nặng có thể gây teo cơ quanh khớp. Trong trường hợp khô khớp gối có thể gây hiện tượng cong vẹo. Điều này ảnh hưởng vô cùng xấu đến việc đi lại.
- Gây liệt khớp: Đây là tình trạng xấu nhất. Nếu khô khớp ở người trẻ bị kéo dài sẽ dẫn đến việc khó vận động. Từ đó sẽ dẫn đến việc bị liệt khớp.
Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp: Các dấu hiệu cảnh báo
Nguyên nhân gây khô khớp ở người trẻ là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khô khớp ở người trẻ. Dưới đây là 4 nguyên nhân mà Trung tâm VMC đưa ra:
1. Do bị thoái hóa
Do bị thoái hóa: Khi bị thoái hóa sẽ dẫn đến việc lớp sụn bị bào mòn. Khi cọ xát sẽ làm chèn ép vào những đầu xương gây nên tiếng kêu lục cục, lạo xạo.
1. Do ít vận động
Khô khớp thường xảy ra đối với những người ít vận động. Đặc biệt là nhân viên văn phòng. Đặc thù của nhân viên văn phòng là ngồi lâu một chỗ, nên các khớp sẽ bị cứng do ít vận động.
2. Do vận động nặng
Những người vận động nặng cũng rất dễ bị mắc phải trường hợp này. Khi vận động nặng sẽ tạo ra áp lực đè nặng lên các khớp. Điều này làm cho khớp bị tổn thương, dẫn đến hao mòn, gây khô khớp.
3. Do thừa cân, béo phì
Do thừa cân, béo phì: Việc thừa cân khiến cho khối lượng đè nặng lên cơ thể, dẫn đến việc tổn thương cho các khớp. Về lâu dài, dẫn đến tình trạng hao mòn các khớp, khô khớp.
Phương pháp cải thiện khô khớp ở người trẻ
Từ những nguyên nhân trên, Trung tâm VMC sẽ đưa ra một số phương pháp khắc phục khô khớp ở người trẻ như sau:
1. Làm việc đúng tư thế
Làm việc đúng tư thế sẽ giúp không ảnh hưởng đến xương khớp, tránh trường hợp bị khô khớp.
2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là một phương pháp để cải thiện khô khớp ở người trẻ
Thực phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta. Bạn nên tránh xa những chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó hãy tăng cường ăn thêm những thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin. Đặc biệt, những người bị khô khớp thì nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu omega 3. Ví dụ: cá hồi, cá mòi…
3. Duy trì chế độ tập luyện thể dục, thể thao
Lười vận động là nguyên nhân chính dẫn đến việc khô khớp ở trẻ. Vì thế, cần phải duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao. Chính việc tập luyện này sẽ giúp cho các khớp được ổn định, kích thích làm dịch nhầy tiết ra giúp bôi trơn khớp.
Các bộ môn thể thao giúp làm giảm tình trạng khô khớp như: đạp xe, chạy bộ, bơi lội… Tuy nhiên, việc tập luyện cũng cần phải có nguyên tắc, không nên vận động quá sức mình.
Trên đây, VMC đã giới thiệu đến bạn đọc về tình trạng khô khớp ở người trẻ, nguyên nhân và cách khắc phục. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các khóa học tại website Trung tâm VMC hoặc liên hệ HOTLINE 0966.000.643