Mang thai mấy tuần thì nghén? Những lưu ý cần biết trong giai đoạn này?
admin 18/07/2022
Ốm nghén là tình trạng mà hầu hết các mẹ bầu đều sẽ gặp phải trong thời gian mang thai. Đây cũng là dấu hiệu rõ nhất được biểu hiện ra ngoài thời gian đầu. Vậy thì chính xác mang thai mấy tuần thì nghén? Cần phải làm gì trong giai đoạn nhạy cảm này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây của VMC nhé!
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là tình trạng cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi trong quá trình mang thai do hoocmon thay đổi. Các triệu chứng thông thường sẽ là nôn và buồn nôn. Thời gian thường kéo dài trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên cũng có những mẹ bầu mang thai không có dấu hiệu ốm nghén hoặc ốm nghén tới cuối thai kỳ. Việc này tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Trong quá trình ốm nghén, ngoài buồn nôn hay nôn thì cơ thể mẹ cũng có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn, giảm sức khỏe,… Không phải ai cũng sẽ gặp phải tình trạng nghén nặng và kéo dài quá lâu. Tuy nhiên nếu mẹ bầu cảm thấy tình trạng quá nặng, cơ thể mệt mỏi kéo dài thì nên tìm chuyên gia để được tư vấn cụ thể.
Dưới đây là một số trường hợp thai phụ sẽ có khả năng ốm nghén cao hơn:
- Bà, mẹ của thai phụ cũng có tiền sử buồn nôn hoặc chính mẹ bầu bị ốm nghén ở lần mang thai trước đó.
- Người có tiền sử buồn nôn khi dùng thuốc tránh thai vì cơ thể có phản ứng với estrogen.
- Phụ nữ mang bầu đa thai, nồng độ estrogen, hCG hay các hoocmon tăng cao hơn.
- Người dễ bị say tàu xe, đau nửa đầu.
- Người mang thai lần đầu tiên.
- Mẹ bầu làm việc trong môi trường nhiều áp lực.
Mang thai mấy tuần thì nghén?
Mang thai mấy tuần thì nghén? Thông thường thì các biểu hiện ốm nghén sẽ xuất hiện từ tuần thứ 4 đến thứ 6 và diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu cho đến khi phôi thai ổn định.
Bên cạnh đó, cũng có một số sản phụ lại có thời gian ốm nghén lệch đi, các triệu chứng có thể nặng hơn. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến ốm nghén nhìn chung sẽ có những lý do sau đây:
- Hoocmon hCG trong thai kỳ tăng nhanh, cơ thể chưa thích ứng kịp sẽ gây ốm nghén. Nồng độ hoocmon này càng tăng cao hơn khi mẹ mang đa thai nên tình trạng ốm nghén cũng sẽ nặng hơn.
- Hoocmon progesterone tăng nhanh khiến quá trình tiêu hóa của mẹ bầu bị chậm trễ. Từ đó gây đầy hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày làm ợ hơi, buồn nôn.
- Tình trạng ốm nghén cũng có thể xuất hiện do gen di truyền khi các thành viên trong gia đình cũng ốm nghén trước đó.
Tuy nhiên khi hoomon progesterone hoạt động mạnh gây trào ngược dạ dày gây ợ hơi, buồn nôn và nôn lại khá giống với ốm nghén. Do đó, nhiều người nhầm lẫn giữa việc mình bị ốm nghén do có thai hay là trào ngược dạ dày thông thường.
>> Xem thêm: Bà bầu hay bị đau đầu khi mang thai? 4 nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau đầu
Những lưu ý cần biết khi phụ nữ ốm nghén
Tình trạng ốm nghén rất thường xuyên xảy ra nên khi mang thai, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Để giảm thiểu các triệu chứng, mẹ bầu nên thực hiện theo một số gợi ý sau:
- Tránh những mùi có thể gây kích thích nôn và buồn nôn như thức ăn nặng mùi, nước hoa, mùi xe hay các kích thích thị giác.
- Không nên ăn thực phẩm có chứa chất béo, dầu mỡ nhiều để tránh tiêu hóa lâu.
- Tránh thức ăn cay, chua, đậm vị.
- Không nên để dạ dày bị trống. Mặc dù có những triệu chứng chướng bụng nhưng mẹ vẫn nên bổ sung các bữa phụ và đồ ăn nhẹ.
- Ăn chậm để tiêu hóa tốt hơn.
- Không nên nằm ngay sau khi ăn, nên đi bộ nhẹ nhàng.
- Bổ sung đủ lượng nước và các đồ chứa glucose, muối và kali cho cơ thể.
- Tập luyện nhẹ nhàng để thư giãn, tránh việc cơ thể bị mệt mỏi.
- Uống vitamin và các chất bổ sung khác theo chỉ dẫn của chuyên gia.
>> Xem thêm: Xoa bóp lưng cho bà bầu – tốt con khỏe mẹ
Khóa học massage chăm sóc mẹ bầu toàn diện tại VMC
Trong quá trình mang thai, việc khiến cho mẹ bầu thư giãn, thoải mái là điều quan trọng bậc nhất để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé đều được ổn định. Do đó mẹ bầu nên chú trọng đến những bài massage chăm sóc cơ thể.
Massage Chăm sóc mẹ bầu toàn diện
Khóa học đề cao việc chủ động chăm sóc bản thân và người thân chăm sóc cho mẹ bầu. Thông qua đó mang lại cảm giác thoải mái nhất cho mẹ bầu về cả thể chất lẫn tinh thần, tăng cường sự gắn kết của mọi thành viên trong gia đình.
Với mong muốn đồng hành cùng các mẹ trong giai đoạn này, VMC đã phối hợp cùng Bác sĩ Lê Hải – Bác sĩ CKI Y học cổ truyền để sản xuất khóa học “Massage chăm sóc sức khỏe mẹ bầu toàn diện”. Tại khóa học này, bạn sẽ nhận được những thông tin hữu ích như các cách massage, thực hành massage cho thai phụ. Đồng thời cũng sẽ nắm bắt được những vị trí huyệt vị giúp cơ thể được thư giãn nhất. Khi thực hành theo khóa học, thai phụ sẽ sinh và nuôi con được dễ dàng hơn. Bản thân mẹ bầu cũng như các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia để có những kiến thức chăm sóc hiệu quả nhất.
Qua những thông tin đã đưa trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Mang thai mấy tuần thì nghén?”. Từ đó có những phương pháp hiệu quả nhất để vượt qua giai đoạn này.
Hãy đăng ký tham gia khóa học cùng VMC để trang bị thêm những kiến thức hỗ trợ tốt nhất. Chúc bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Để tìm hiểu, đăng ký khóa học, bạn vui lòng đăng ký tại Website này. Hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!