Bạn biết gì về thế giới của người trầm cảm?
admin 20/07/2022
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 5% người trưởng thành đang bị trầm cảm trên toàn thế giới. Có thể thấy đây là dạng rối loạn tâm thần phổ biến ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về thế giới của người trầm cảm, để hiểu rõ hơn về những triệu chứng, và tìm ra được biện pháp phù hợp giúp đẩy lùi chứng trầm cảm bạn nhé!
Trầm cảm là gì?
Theo WHO, Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần gây ra cảm giác buồn bã, trống rỗng, mất hứng thụ thậm chí là cảm giác tuyệt vọng trong thời gian dài.
Các triệu chứng của trầm cảm xuất hiện và kéo dài ít nhất hai tuần sau đó có thể tiếp tục diễn tiến qua hàng tháng hoặc thậm chí là trong nhiều năm.
Trầm cảm khác với những dao động tâm trạng thông thường hoặc những phản ứng cảm xúc ngắn trước các tình huống hàng ngày. Khi tái phát với cường độ trung bình hoặc nặng, trầm cảm có thể trở thành một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ (10,4%) có nguy cơ mắc trầm cảm cao gần gấp đôi so với nam giới (5,5%). Thêm vào đó, một số dạng trầm cảm chỉ xảy ra ở phụ nữ như trầm cảm sau sinh và rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)
>> Xem thêm: Trầm cảm cười là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm cười
Triệu chứng thường gặp của trầm cảm – Thế giới của người trầm cảm có những gì?
Buồn bã, tuyệt vọng và mất hứng thú với mọi thứ là những triệu chứng phổ biến nhất trong thế giới của người trầm cảm.
Tuy nhiên không phải bất cứ người mắc trầm cảm nào cũng gặp phải những tình trạng này bởi vì các triệu chứng của trầm cảm rất đa dạng, phức tạp và khác nhau ở từng người.
Qua các tài liệu tham khảo từ Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), có thể điểm qua các dạng triệu chứng của trầm cảm như sau:
Các triệu chứng tâm lý:
- Buồn bã kéo dài; Luôn cảm thấy lo âu sợ hãi
- Cảm thấy tuyệt vọng và bất lực; Cảm thấy tội lỗi, dễ khóc
- Cảm thấy cáu kỉnh và không thể khoan dung cho người khác
- Mất động lực và hứng thú với mọi thứ, cảm thấy không có cách nào để tận hưởng cuộc sống
- Cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định
- Có suy nghĩ muốn tự tử hoặc tự làm hại bản thân
Các triệu chứng thể chất:
- Di chuyển hoặc nói chậm hơn bình thường
- Thay đổi về sự thèm ăn hoặc cân nặng (Chán ăn hoặc cuồng ăn)
- Táo bón; Thiếu năng lượng
- Đau nhức không rõ nguyên nhân
- Giảm hoặc không còn ham muốn tình dục thấp
- Rối loạn kinh nguyệt; Rối loạn giấc ngủ
Các triệu chứng xã hội:
- Tránh tiếp xúc với mọi người và ít tham gia các hoạt động xã hội hơn
- Gặp khó khăn với các mối quan hệ trong gia đình, công việc và xã hội
- Không quan tâm đến những sở thích và hứng thú trước kia
Phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần giúp đẩy lùi trầm cảm
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), trầm cảm là kết quả của sự tương tác phức tạp của các yếu tố di truyền, sinh học (liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh và bệnh nền), lối sống và tâm lý.
Theo Healthline, bên cạnh trị liệu bằng các liệu pháp tâm lý và thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, các triệu chứng trầm cảm có thể được cải thiện và ngăn ngừa bằng cách chủ động chăm sóc sức khỏe tinh thần và thay đổi lối sống. Cụ thể như sau:
Tập thể dục
Đặt mục tiêu tập thể dục từ 3 – 5 ngày một tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút. Nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất có thể làm tăng sản xuất endorphin – hormone giúp cải thiện tâm trạng của cơ thể.
Tránh sử dụng rượu và chất kích thích
Uống rượu hoặc lạm dụng chất kích thích có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu nhất thời. Nhưng về lâu dài, những chất này có thể khiến các triệu chứng trầm cảm và lo âu trở nên tồi tệ hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Các nghiên cứu cho thấy bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D, B12, B6 và axit béo omega-3 có thể góp phần làm giảm các triệu chứng trầm cảm.
Đặt giới hạn cho bản thân
Cảm thấy quá tải có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Đặt ra ranh giới trong học tập, công việc và cuộc sống có thể giúp tâm trạng bạn ổn định hơn.
Ngoài ra việc ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, thoát khỏi những mối quan hệ độc hại và tham gia các hoạt động thú vị cũng góp phần giúp bạn ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm.
>> Xem thêm: Hội chứng trầm cảm đang ảnh hưởng đến người trẻ như thế nào?
Trò chuyện và chia sẻ với những người bạn thật sự tin tưởng
Được lắng nghe và thấu hiểu có thể góp phần quan trọng trong việc thắp sáng thế giới của người trầm cảm.
Thiền và bấm huyệt
Căng thẳng, lo lắng và tức giận là nguyên nhân gây ra trầm cảm.Thiền định giúp não bộ kiểm soát ổn định các cảm xúc này.
Nghiên cứu cho thấy các phương pháp Y học Cổ truyền tác động lên các huyệt vị có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng của trầm cảm.
Phương pháp Y học Cổ truyền giúp kiểm soát stress, ngăn ngừa trầm cảm
Stress hay căng thẳng trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Chủ động đối diện giải quyết stress để có được tâm trí an yên chính là một phương pháp hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa trầm cảm.
Khóa học Kiểm soát stress bằng y học cổ truyền do Trung tâm VMC sản xuất và phân phối sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, khắc phục những tác hại của stress ra khỏi cơ thể và tâm trí. Từ những tác động này sẽ giúp bạn giải phóng những cảm xúc tiêu cực, loại bỏ được một phần yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
Kiểm soát stress bằng y học cổ truyền
Khoá học bao gồm rất nhiều những kiến thức, kĩ năng thực hành dựa trên nguyên lý Y học Cổ truyền giúp chúng ta sử dụng được thành thạo phương pháp tự xoa bóp bấm huyệt để giải phóng stress nhanh chóng cho bản thân mình mọi lúc, mọi nơi một cách đơn giản.
Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại. Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.
Nguồn tham khảo:
– Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) / Symptoms – Clinical depression
– Very Well Mind / Causes and Risk Factors of Depression
– Healthline / Everything You Need to Know About Depression (Major Depressive Disorder)