Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Thực hư thế nào?
admin 30/11/2022
Hiện nay, VMC đã nhận được khá nhiều thắc mắc từ mọi người về việc “ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?” Trên thực tế, tiểu đường được hình thành do việc lượng đường trong máu tăng quá cao. Chính lý do đó đã khiến nhiều người tưởng rằng nguyên nhân gây ra vấn đề tiểu đường là do ăn quá nhiều đường, đồ ngọt. Vậy thực hư điều này thế nào?
Những loại thực phẩm nào có chứa đường
Trước khi cùng bạn đi đến thắc mắc “ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?” thì chúng ta hãy cùng khám phá về những loại thực phẩm có chứa đường. Bởi nhiều người vẫn từng lầm tưởng đường chỉ là những loại đường hóa học thuộc nhóm cacbohidrat và nó được tồn tại dưới dạng tinh thể như đường kính, đường cát, đường phèn… Những điều này không sai nhưng nó không đủ để bao quát hết về thực phẩm chứa đường.
Trên thực tế, hầu tết các loại thực phẩm như hoa quả, sữa, rau củ,… đều chứa ít nhiều đường tự nhiên. Ngoài ra, khi thực hiện việc nấu ăn các bà nội trợ cũng sử dụng đường để gia tăng hương vị cho món ăn.
Những loại đường được thêm vào món ăn này thường là đường tự do như: mật ong, siro,… Được biết, loại đường tinh luyện mà chúng tôi kể trên cũng thuộc đường tự do. Các nghiên cứu về sự tác động của đường với sức khỏe con người hầu hết đều tập trung vào loại đường tự do này.
>> XEM THÊM: Cách ăn bơ đúng cách cho những người mắc tiểu đường
Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
Dường như phần lớn mọi người đều có suy nghĩ rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường. Tuy nhiên, trên thực tế có 2 dạng tiểu đường mà tùy thuộc vào từng dạng mà sự ảnh hưởng của đường sẽ là khác nhau. Cụ thể:
Tiểu đường tuýp 1
Hầu hết những người đang gặp phải vấn đề về tiểu đường tuýp 1 thì nguyên nhân chính dẫn đều không phải do cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường. Bởi lẽ, tình trạng này sẽ xuất hiện nếu có sự tác động ở hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến cho những tế bào tồn tại ở tuyến tụy có nhiệm vụ sản sinh insulin bị phá hủy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ dần mất đi khả năng sản xuất insulin khiến cho lượng glucose trong máu tăng cao. Như vậy, với dạng tiểu đường này thì gần như nguyên nhân không phải do chế độ ăn uống, sinh hoạt.
>> XEM THÊM: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì –Thực đơn vàng để tránh biến chứng
Tiểu đường tuýp 2
Trên thực tế, tình trạng tiểu đường tuýp 2 thường là do tình trạng tuyến tụy bị suy yếu và hiện tượng cơ thể kháng hormon insulin. Với nguyên nhân đó, chúng ta có thể thấy việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ không phải nguyên nhân trực tiếp gây tiểu đường. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều đường có thể sẽ dẫn đến việc thừa cân, béo phì và tăng khả năng mắc tiểu đường.
Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường cũng không phải nguyên nhân chính dẫn khiến cho tình trạng tiểu đường tuýp 2 gia tăng. Những người thường có chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học, ít vận động,… sẽ tác động xấu đến cơ thể và khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.
Tóm lại, mặc dù các loại thực phẩm chứa nhiều đường không phải nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu đường cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm một cách khoa học nhất để hạn chế khả năng gây ra một số vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Cách để cắt giảm lượng đường trong bữa ăn
Một thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới, số lượng người mắc tiểu đường trên thế giới vào năm 2019 là 463 triệu người và tập trung vào độ tuổi từ 20-79, và con số này sẽ là 700 triệu vào năm 2045. Với số liệu đó chúng ta có thể thấy rằng tình trạng tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa nên việc phòng tránh kịp thời là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc tiểu đường thì việc cắt giảm lượng đường trong bữa ăn là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể như sau:
Tăng cường sử dụng trái cây, rau củ
Bạn hãy ưu tiên sử dụng các loại trái cây và rau củ thay vì việc lựa chọn trái cây hoặc rau củ. Mặc dù khi sử dụng nước ép trái cây hay sử dụng trực tiếp trái cây thì lượng đường tiêu thụ là như nhau. Nhưng nếu sử dụng nước ép thì bạn đã làm mất đi một lượng chất xơ cần thiết trong cơ thể.
>> XEM THÊM: Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn?
Thay thế cơm bằng các loại tinh bột có chỉ số đường huyết thấp
Cơm được biết đến là một trong số những thực phẩm có chỉ số đường huyết tương đối cao. Vì thế đã có rất nhiều câu hỏi liên quan đến “TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ THAY CƠM?”. Câu trả lời là bạn hãy ưu tiên lựa chọn những loại tinh bột khác có chỉ số đường huyết thấp để thay cơm như: yến mạch, gạo lứt, khoai lang,… Với cách thay thế này bạn vẫn sẽ đảm bảo được năng lượng cho cơ thể hoạt động trong một ngày nhưng vẫn đảm bảo lượng đường huyết trong cơ thể không bị tăng. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên kết hợp ăn uống và xoa bóp bấm huyệt thường xuyên giúp kiểm soát tiểu đường. Đây là một phương pháp cực kỳ an toàn và mang lại nhiều tác dụng với những ai đang bị tiểu đường
>> XEM THÊM: Bị tiểu đường bấm huyệt nào? 4 huyệt đạo cần thực hành thường xuyên
Hãy tự nấu ăn mỗi ngày
Việc bạn đi ăn ngoài hàng sẽ khiến bạn không thể kiểm soát được lượng đường có trong các món ăn. Vì thế, để dễ dàng kiểm soát lượng đường tiêu thụ thì bạn hãy tự nấu ăn cho mình mỗi ngày. Điều này vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa giúp bạn đảm bảo được lượng đường nạp vào cơ thể không vượt quá nhu cầu cần thiết.
Kết luận
Qua bài viết trên có lẽ những thắc mắc của bạn xoay quanh việc “ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?” đã được làm rõ. Hy vọng với những thông tin này sẽ phần nào giúp ích được cho bạn trong việc phòng tránh tiểu đường.
Nguồn tham khảo: Vinmec, Medlatec, Hellobacsi