Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa – Nỗi lo sức khỏe mẹ và bé

Lê Thanh Hiền 10/12/2021

Đối với phụ nữ, mang thai là một thiên chức cao cả. Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ xảy ra rất nhiều biến hóa về tinh thần và sức khỏe như lo lắng trầm cảm, cơ thể nặng nề, đau lưng, sưng phù chân, nghén. Đặc biệt, bà bầu bị mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ là tình trạng rất phổ biến. Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng cho mẹ và bé, vậy nguyên nhân là gì, cách cải thiện tình trạng mất ngủ cho bà bầu như thế nào là an toàn cho cả hai. Cùng Trung tâm VMC phân tích và tìm hiểu.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa

Trong hơn 9 tháng mang thai, thì 3 tháng đầu là 3 tháng nguy hiểm nhất đối với cả mẹ và bé, vì thai nhi vẫn chưa ổn định, tình trạng ốm nghén thường diễn ra nặng nhất trong 3 tháng này. Sau ba tháng đầu, 3 tháng tiếp theo là khi thai nhi đang dần phát triển, cơ thể mẹ đã quen với sự thay đổi và bắt đầu có xuất hiện nhiều vấn đề, đặc biệt là mất ngủ. Vậy nguyên nhân do đâu?

Đau nhức mỏi lưng

Việc nuôi dưỡng thêm một sinh mệnh mới mang đến rất nhiều gánh nặng cho cơ thể người mẹ: thai nhi phát triển kéo theo đau mỏi, nhức vùng lưng do căng cơ lưng, yếu cơ bụng và do hormone thay đổi. Cảm giác đau nhức lưng diễn ra cả ngày lẫn đêm. Và việc có một chiếc bụng to gây ra nhiều khó khăn trong khi nằm ngủ.

Đi tiểu nhiều lần

Những người mang thai thường đi tiểu nhiều, đó là do khi dạ con phát triển, chèn ép bàng quang, khiến người mẹ luôn có cảm giác cần phải đi tiểu. Giấc ngủ thường bị gián đoạn, gây ra mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt ở mẹ bầu.

Chuột rút

Trọng lượng của toàn bộ cơ thể dồn xuống chân, khiến cho phụ nữ mang thai đi lại rất khó khăn, thậm chí bị sưng phù bàn chân, chuột rút. Những cơn đau đột xuất lúc nửa đêm khiến chất lượng giấc ngủ giảm mạnh.

Xem thêm: Biện pháp giúp bà bầu giảm khó chịu với bàn chân sưng phù

Ốm nghén, căng thẳng

Tình trạng ốm nghén có thể giảm khi bắt đầu vào 3 tháng giữa thai kỳ, nhưng chưa mất hẳn. 

Ngoài ra, những người mang thai là đối tượng dễ rơi vào căng thẳng, trầm cảm nhất. Họ trở nên nhạy cảm và bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn, nên nếu không có những phương pháp giải tỏa phù hợp, thì mất ngủ do căng thẳng, suy nghĩ nhiều là điều thường thấy.

2. Cải thiện tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa

Thay đổi thực đơn, chế độ dinh dưỡng

Thực đơn của mẹ bầu cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả thai nhi, nên mỗi món ăn đều cần được cân nhắc sao cho hợp lý. Hạn chế tối ra những món ăn gây chướng bụng, ợ nóng (như đồ dầu mỡ,…), các đồ uống chứa cafein gây ra khó ngủ (trà, cà phê,…). 

Nên uống nhiều nước và buổi sáng và uống ít vào buổi tối để hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm.

Chú ý khi sử dụng thuốc 

Đối với phụ nữ mang thai, cho dù là thuốc an thai cũng chứa ba phần độc. Người mẹ khi sử dụng thuốc cần tham khảo kỹ từ bác sĩ để tránh gây ra tác hại xấu cho cơ thể người mẹ và thai nhi.

Tham khảo các phương pháp dân gian

Các phương pháp Đông y hay Dân gian có rất nhiều cách an toàn để cải thiện mất ngủ cho mẹ bầu. 

  • Các món từ đậu xanh (chè đậu xanh, cháo đậu xanh, gà hầm đậu xanh,…)  giảm mất ngủ rất tốt
  • Món ăn chế biến từ hạt sen, hoa thiên lý cũng có tác dụng an thần dễ ngủ
  • Trà hoa cúc giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ tốt cho bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa.

Tập các bài Yoga, thể dục nhẹ, thiền

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa

Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu nâng cao được sức khỏe, duy trì việc vận động mỗi tối cũng sẽ giúp dễ ngủ hơn. 

Bên cạnh đó, thiền cũng là một cách để kéo tâm trạng trở lại trạng thái cân bằng nhanh nhất. Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, nên người mẹ cũng cần chú ý trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình để bảo vệ con ngay từ trong bụng mẹ. 

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, hay còn gọi là Tam cá nguyệt thứ hai, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu bước vào giai đoạn ổn định. Cân nặng của thai nhi phát triển mạnh nhất trong giai đoạn này, nên cơ thể người mẹ cũng cần phải có những thay đổi phù hợp. Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa thật ra là một tình trạng phổ biến, nên những người mang thai không cần phải quá lo lắng. Có thể áp dụng những phương pháp tại gia để cải thiện tình trạng này.

Để tìm hiểu thêm về sức khỏe sinh sản, của Trung tâm VMC, bạn vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0966.000.643 để được tư vấn hỗ trợ.

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.