Bài thuốc Đông y tăng cường sức đề kháng trong dịch COVID-19

admin 19/08/2021

Theo Đông y, sức đề kháng có thể suy yếu do: thể chất suy giảm do bẩm sinh, do còn quá nhỏ tuổi hoặc quá lớn tuổi; tinh thần không thoải mái, cảm xúc tiêu cực kéo dài làm rối loạn công năng sinh lí của cơ thể; dinh dưỡng và rèn luyện không đúng hoặc không đủ, không đúng. Trong bài viết này, trung tâm VMC xin giới thiệu đến bạn các bài thuốc Đông y tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

COVID-19 dưới cái nhìn của Đông y

Những diễn tiến và cách biểu hiện bệnh của COVID-19 hiện nay, được Y học cổ truyền nêu ra vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, trong bệnh ngoại cảm (cảm nhiễm các nguyên nhân gây bệnh từ môi trường sống bên ngoài cơ thể). Bệnh ngoại cảm có 2 loại là Thương hàn và Ôn bệnh.

Thương hàn

Thương hàn là bệnh cảnh khởi phát có tính hàn, giai đoạn đầu lạnh nhiều, diễn tiến có quy luật theo 6 giai đoạn (Lục kinh), khi vào sâu mới dần hoá hoả, mới có sốt và làm tổn hao tân dịch, nguyên nhân gây bệnh do Lục dâm (6 thứ khí tự nhiên, nhưng diễn biến trái thường gây bệnh)

Ôn bệnh là tên gọi chung cho các bệnh ngoại cảm có đặc điểm

  • Khởi bệnh bằng Sốt cao, bệnh cảnh thiên về nhiệt chứng, và gây tổn hao tân dịch
  • Diễn biến có quy luật nhất định theo 4 giai đoạn (Vệ, Khí, Dinh, Huyết)
  • Bệnh thường diễn tiến nhanh, cấp tính có thể khỏi tự nhiên, nhưng cũng có thể diễn tiến nặng nề, nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Bệnh có thể phát triển thành dịch gọi là “Ôn dịch”
  • Nguyên nhân gây bệnh là tà khí lục dâm (như Thương hàn) nhưng thường xảy ra trong thiên tai – chiến tranh, có người chết, có xác động vật chết thối rữa tạo ra tạp vật ô uế xử lý không tốt gọi là Lệ khí

Qua mô tả trên có thể thấy virus biến chủng như COVID-19 có thể là Ôn bệnh.

Bài thuốc Đông y tăng cường sức đề kháng

Xem thêm:

Một số loại kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường cường sức đề kháng

Các thực phẩm đồng thời là các dược liệu như hành (thông bạch), tỏi (đại toán), gừng (sinh khương), diếp cá (ngư tinh thảo), mật ong (phong mật) đều có hoạt tính ức chế vi khuẩn và virus phát triển. Ở tỏi và hành có allicin là hoạt chất chính kháng vi khuẩn và vi nấm; ở gừng có gingerols và shogaols là hai hoạt chất chính có tác dụng kháng vi khuẩn, virus.

Nghiên cứu của Peter Josling (2001) cho thấy bổ sung tỏi với 180 mg chiết xuất tỏi trong 12 tuần làm giảm nguy cơ mắc cảm lạnh thông thường. 

Các nghiên cứu về liều dùng của tỏi được thay đổi tùy theo mục đích. Để tăng cường miễn dịch và điều trị cúm, liều tỏi được nghiên cứu là 2.56 g chiết xuất tỏi già/ngày trong 45 ngày.

Liều khuyến cáo của tỏi là khoảng 4g tỏi tươi hoặc 1 viên tỏi x 2-3 lần/ngày. Các nghiên cứu cho thấy liều cao tỏi gây giảm cân và thiếu máu, thậm chí viêm dạ dày và tử vong.

Bài thuốc Đông y tăng cường sức đề kháng

Bài thuốc Đông y tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong dịch COVID-19

Linh chi (Ganoderma lucidum) với thành phần chính là polysaccharide có hoạt tính thúc đẩy sự hoạt hóa và trưởng thành của tế bào nhiều chân. Nghiên cứu đã chứng minh linh chi làm tăng biểu hiện các thụ thể bề mặt của tế bào nhiều chân như CD80, CD86, CD83, CD40, CD54 và HLA-DR, tăng sản xuất IL-10, IL-12p70/40 và tăng khả năng kích thích tế bào T của tế bào nhiều chân.

Ginsenosides, thành phần của nhân sâm (Panax ginseng) được báo cáo là có khả năng làm tăng hoạt động miễn dịch của lympho T CD4+.

Bổ trung ích khí thang được chứng minh kích thích hệ thống miễn dịch niêm mạc đường hô hấp trên, gây tăng sản xuất các kháng thể đặc hiệu cho kháng nguyên ở cả trên niêm mạc hô hấp trên và hệ thống miễn dịch tổng thể.

Hoàng kỳ (Radix Astragali) có chức năng bảo vệ cơ quan miễn dịch (hạch lympho, lách, tuyến ức) bằng cách làm giảm các thay đổi bệnh lý trong cơ quan miễn dịch, giảm TNF-α và ức chế biểu hiện Bax và sự apoptosis của lách và tuyến ức. Phối hợp hoàng kỳ, nữ trinh tử (Fructus Ligustri Lucidi), cỏ mực (Eclipta prostrate) có thể làm tăng trọng lượng của các cơ quan miễn dịch như lách và tuyến ức.

Tinh dầu sả (Cymbopogon citratus) có thể ức chế tăng sinh HSV1 trong ống nghiệm khi cho tương tác trực tiếp với virus ở 42 độ C trong 24 giờ. Hiện chưa có dữ liệu báo cáo về độc tính của tinh dầu sả, tuy nhiên kinh nghiệm dân gian thường xử dụng để phòng và trị cảm lạnh. Chưa có nghiên cứu nào báo cáo cho thấy tinh dầu sả giúp ngăn ngừa việc lây nhiễm siêu vi trên người kể cả siêu vi Cúm thông thường và COVID-19.

Tinh dầu tràm (Melaleuca Leucadendron) cho đến hiện nay chỉ được báo cáo trên thực nghiệm về tác dụng kháng viêm, kháng oxi hóa, kháng virus HSV-1. Ngoài ra còn tác dụng xua các loài muỗi như Aedes, Anopheles, và Culex. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào báo cáo tinh dầu tràm có thể ngăn ngừa lây nhiễm Cúm nói chung.

Ngoài ra, có một số bài thuốc Đông y tăng cường sức đề kháng khác như: Xuyên tâm liên, Mướp hương, Nhân sâm, Hoàng kỳ.

Để tìm hiểu thêm về các bài viết, khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động, bạn vui lòng xem thêm tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.