Sai tư thế – định nghĩa, nguyên nhân, hậu quả & giải pháp
admin 19/08/2021
Bạn cảm thấy không thoải mái? Bạn nhận ra bạn sai tư thế bị đau lưng và nhiều những bộ phận khác trên cơ thể như cổ, vai hay khớp gối,…Khi đó, bạn có tự hỏi rằng: “Tại sao những cơn đau lại xuất hiện ở các bộ phận đấy?” Tần suất xuất hiện những cơn đau ngày càng nhiều và đau đớn hơn. Nó gây nên sự khó chịu và khó khăn trong hoạt động hằng ngày của bạn. Không phải tự nhiên mà những cơn đau ấy lại xuất hiện, đó là vì những thói quen, tư thế vận động hằng ngày của bạn sai. Từ đó, chúng dần gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ và xương. Đau cơ, đau khớp chính là dấu hiệu cơ thể cảnh báo chúng ta về thói quen và tư thế sai.
Xem thêm:
- Tỷ lệ người bị đau cổ trên toàn cầu giai đoạn 1990-2017
- Tạm biệt những cơn đau do gout trong một nốt nhạc chỉ với y học cổ truyền
- Cảnh giác trước hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng
Như thế nào là tư thế sai?
Tư thế sai là khi cột sống của chúng ta bị đặt ở những vị trí không tự nhiên và điều này dẫn đến các khớp, cơ và đốt sống phải chịu căng thẳng, áp lực. “Sai tư thế bị đau lưng” hiện nằm top những tìm kiếm về vấn đề sai tư thế. Tình trạng sai tư thế kéo dài sẽ dẫn đến việc tích tụ áp lực lên các mô của các bộ phận đó, cấu trúc cân đối của cơ thể bị thay đổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta.
Xem thêm: 9 động tác đơn giản giúp giảm đau thắt lưng, đau nhức vùng cột sống tại nhà
Nguyên nhân của tư thế sai
Tất cả cơ quan, bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, chỉ một sự thay đổi nhỏ ở bộ phận này cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động, cấu trúc của những bộ phận khác.
Đại đa số chúng ta thường đặt trọng tâm cơ thể lệch về chân trái hoặc chân phải. Cơ thể chúng ta liên tục phát triển và thay đổi tổng thể để thích nghi với từng thay đổi nhỏ nhất trong tư thế chuyển động của bạn. Những thói quen trong tư thế sai hằng ngày sẽ vô tình “luyện tập” cho cấu trúc cơ và xương của bạn, trải qua thời gian dài thì nó sẽ làm thay đổi sự cân đối trong cấu trúc cơ thể của bạn. Từ đó ảnh hưởng đến đặc điểm cơ thể của bạn, ví dụ có người thuận tay phải, nhưng có người lại thuận tay trái. Ngay cả khi chúng ta đang ngủ, quá trình thay đổi của cơ thể để thích nghi với tư thế cũng diễn ra. Ví dụ như khi chúng ta ăn, bạn thường nhai ở hàm bên nào thì cơ bên đấy sẽ phát triển hơn và mặt phía đấy sẽ to hơn bên còn lại.
Tư thế của bạn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: thói quen, nghề nghiệp, những môn thể thao mà bạn chơi hay những chấn thương mà bạn đã từng gặp phải. Bạn rất dễ hình thành thói quen tư thế sai mà không hề biết về nó. Bạn có thể dành nhiều thời gian để làm việc với máy tính, ngồi cúi xuống trên ghế hoặc mang ba lô nặng trong thời gian dài. Sau một thời gian, tất cả những yếu tố này có thể dẫn đến tư thế sai. Điều này là do cơ thể đã được “luyện tập” để thay đổi. Thừa cân hoặc mang thai, đi giày kém chất lượng hoặc giày cao gót cũng có thể khiến bạn phát triển tư thế sai. Bạn có thể bị vẹo cột sống bẩm sinh (cột sống cong bất thường) hoặc một chân ngắn hơn chân kia, những điều này đều có thể ảnh hưởng đến tư thế của bạn.
Xem thêm:9 thói quen gây hại cho sức khỏe mà đa số chúng ta đều mắc phải
Hậu quả là sai tư thế bị đau lưng & nhiều bộ phận khác trên cơ thể
Tiến sĩ Eduardo Yoshida của Global Doctor giải thích rằng những thói quen trong tư thế của bạn nếu không được điều chỉnh đúng thì sẽ tạo ra những hậu quả nghiêm trọng mà bạn không nhận thấy ngay lập tức. Nếu bạn duy trì sự sai phạm ấy trong thời gian dài thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng với cơ thể và những cơn đau sẽ xuất hiện với mức độ và tần suất tăng dần để cảnh báo bạn.
Một cấu trúc cơ thể không cân đối có thể làm bạn phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Ví dụ: Đầu gối phải của cơ thể bị đau, làm người đó phải đi khập khiễng. Khi đó, trọng tâm cơ thể sẽ bị lệch về một bên, chân trái sẽ phải chịu đựng sức nặng của cơ thể nhiều hơn vì phải gánh vác cho cả phần của chân phải. Điều này làm cho hông và lưng dưới bên trái chịu ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình người đó di chuyển. Kết quả là dẫn đến việc người đó bị co thắt ở phần thắt lưng, khiến cột sống bị nghiêng và thay đổi cấu trúc cân đối của cơ thể. Các nhóm cơ ở phía lưng bên trái cũng chịu ảnh hưởng trong quá trình người đó di chuyển và sẽ gây ảnh hưởng đến vai cả hai bên và cổ. Tùy thuộc vào thời gian cơ thể phải duy trì tư thế trên cũng như khả năng thay đổi cấu trúc của cơ thể mà mức độ nghiêm trọng của hậu quả mà mỗi người phải gánh chịu là khác nhau. Co thắt cơ sẽ cản trở khả năng vận động của khớp. Cũng như theo thời gian, khớp có thể sẽ trở nên như ốc vít bị gỉ sét, khiến xương sống không còn linh hoạt và ảnh hưởng đến cấu trúc khung xương.
Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm, đó là khi một nhóm cơ đã thay đổi vì chịu ảnh hưởng từ tư thế sai thì theo thời gian, nó sẽ ảnh hưởng đến tính linh hoạt của các nhóm cơ bắp khác, các khớp nối cũng như việc vận động của cơ thể. Bệnh co thắt cơ mãn tính có thể làm giảm tính linh hoạt của cơ, tăng áp lực đối với các khớp và cơ thể sẽ phải dùng nhiều sức hơn để di chuyển.
Vì vậy, những người bình thường nếu chưa được hướng dẫn, chưa khởi động mà đã thực hiện các hoạt động thể chất mạnh thì khớp của họ có thể bắt đầu giảm tính linh hoạt, cơ cũng có thể bị ảnh hưởng (Điều này cũng phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cơ thể mỗi người). Mỗi lần như vậy, cơ thể bạn sẽ phải chịu đựng những tổn thương và có thể gây ra xơ hóa cơ. Khi đó, cơ thể bạn sẽ trở nên dễ bị tổn thương ở các cơ và khớp. Vậy làm thế nào để cải thiện tư thế của chúng ta?
Xem thêm : Cuộc sống hoàn hảo hơn nhờ biết massage đúng cách
Giải pháp khắc phục tư thế sai
Dựa trên những phân tích này, khuyến nghị bạn nên làm cho tư thế cũng như cấu trúc xương cân đối, cơ được linh hoạt trước khi bắt đầu quá trình tập thể dục hay bất kỳ hoạt động nào trong cuộc sống.
Các bài tập vật lý trị liệu là phương thức an toàn, có thể giúp chúng ta giảm thiểu đáng kể tình trạng này. Hầu hết bệnh nhân sẽ giảm đau sau khi điều chỉnh tư thế.
Bên cạnh đó, việc xoa bóp bấm huyệt cũng có giúp ích cho bạn rất nhiều trong trường hợp này. Ví dụ như khóa học: Trị liệu vùng lưng và phòng chống thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.
Khóa học này sẽ giúp bạn:
- Hiểu những kiến thức về cột sống, đau thắt lưng và cách chăm sóc sức khỏe.
- Giảm tình trạng đau thắt lưng do sai tư thế bị đau lưng nhờ thực hành các kỹ thuật mát-xa, tác động huyệt vị.
- Biết cách thay đổi thói quen hằng ngày để tránh bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.
Nội dung khóa học vô cùng hữu ích, giúp bạn cải thiện vấn đề liên quan đến tư thế sai:
- Thực hành kỹ thuật massage vùng thắt lưng đúng phương pháp, kết hợp giải thích tường tận những biểu hiện bất thường có thể gặp ở vùng thắt lưng
- Giảm đau thắt lưng cùng bóng tennis
- Những bài tập giúp làm mạnh vùng cơ quanh cột sống thắt lưng nhằm tăng cường đáng kể khả năng chịu lực, đảm bảo sự ổn định của cơ thể
- Những bài thực hành dựa trên nguyên lý y học cổ truyền của các bậc thầy phương Đông.
Tóm lại, điều quan trọng là phải thường xuyên kiểm tra tình trạng cơ thể để có thể phát hiện những điều bất thường ở các cơ quan. Nếu bạn phát hiện bất kỳ vấn đề ở cơ quan nào và có những điều chỉnh kịp thời thì tình trạng cơ thể sẽ được cải thiện tốt hơn. Nó cũng giúp bạn biết được vấn đề nằm ở đâu và có thông tin để lập kế hoạch chủ động chăm sóc sức khỏe phù hợp với bản thân. Ví dụ như: Học cách đi bộ đúng nhất và cách dãn cơ để tăng tính linh hoạt của các nhóm cơ, khớp; Học cách thở đúng và chăm sóc giọng nói bằng cách kéo căng cơ hoành; Hay cách tốt nhất để thực hiện các bài tập thể dục giúp giảm những cơn đau..
Xem thêm: