Bí quyết bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai mẹ bầu nên biết

admin 07/11/2022

Bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai là phương pháp trị liệu có tác dụng cải thiện tình trạng lưu thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu và hệ miễn dịch giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Vậy, xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai được thực hiện như thế nào? Đáp án chính xác nhất sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây, mọi người hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Tác dụng của bấm huyệt khi mang thai?

bam huyet giam dau nhuc khi mang thai

Bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai là như thế nào? Bấm huyệt giảm đau nhức là phương pháp trị liệu không dùng thuốc, thông qua các kỹ thuật từ bàn tay và ngón tay, tác động lên thần kinh, da, cơ, mạch máu… để tạo ra sự thay đổi tích cực đối với hệ thần kinh, nội tiết và thể dịch. Nhờ đó giúp làm tăng khả năng hoạt động của hệ thần kinh và tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp chữa trị và phòng chống các vấn đề sức khỏe một cách hiệu quả.

Trong khi đó, phần lớn phụ nữ mang thai đều gặp phải các triệu chứng vô cùng khó chịu như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chuột rút, đau mỏi toàn thân. Một số tác dụng nổi bật mà xoa bóp giảm đau nhức khi mang thai mang lại đối với việc CHĂM SÓC MẸ BẦU phải kể đến là:

1.1 Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Xoa bóp bấm huyệt là những tác động vật lý trực tiếp lên da thịt, cơ, thần kinh và mạch máu. Từ đó mang lại hiệu quả giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu, giảm đau và tăng cường dinh dưỡng đến hệ thống cơ xương, khớp.

>> Xem thêm: Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì?

1.2 Hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy, cải thiện tình trạng mất ngủ

bam huyet giam dau nhuc khi mang thai

Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau đầu mất ngủ và đau mỏi vai gáy ở mẹ bầu là do chu trình vận chuyển máu không trơn tru. Não bộ hoặc vùng vai gáy bị thiếu máu cục bộ dẫn đến các cơn đau mỏi.
Bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai được cho là giải pháp tốt nhất lúc này để tác động lên hệ thần kinh, cơ, và hệ tuần hoàn trên cơ thể mẹ bầu giúp xoa dịu những căng thẳng thần kinh, giảm các cơn đau mỏi vai gáy. Massage kết hợp xoa bóp bấm huyệt giúp tăng cường khả năng lưu thông máu, và thư giãn tinh thần. Vì vậy, mẹ bầu có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

1.3 Giảm tê bì tay chân, cải thiện tình trạng táo bón

Tê bì tay chân, và táo bón là tình trạng phổ biến mà hầu hết mẹ bầu thường hay gặp phải. Điều này khiến cho sức khỏe của chị em trở nên mệt mỏi và gặp nhiều bất tiện. Việc áp dụng liệu pháp bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai sẽ giúp các cơ được thư giãn, giảm triệu chứng tê bì chân tay.

Các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt tác động lên huyệt vị còn có tác dụng kích thích hoạt động của nhu động ruột, từ đó cải thiện và hạn chế tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả.

>> Xem thêm: Mẹ bầu ăn măng được không?

2. Xoa bóp toàn thân giảm đau nhức khi mang thai

Đối với động tác xoa bóp toàn thân thì không có phương pháp cụ thể nào. Tuy nhiên, để thực hiện động tác xoa bóp chúng ta cần chọn chỗ nằm thoải mái nhất. Tốt nhất là nên chọn nằm trên bề mặt cứng như giường, thảm hoặc sàn nhà và tập trung vào các bộ phận như cổ, vùng lưng, vai,…

Thực hiện các động tác xoa bóp dưới đây:

2.1 Xoa bóp nhẹ nhàng

bam huyet giam dau nhuc khi mang thai

Bắt đầu thực hiện từ vai, gáy sau đó đến lưng và eo giúp xoa dịu cơn đau và không gây ra các tổn thương mới.

Sử dụng toàn bộ lòng bàn tay: Sau khi đã làm ‘nóng người’ rồi thì chúng ta sẽ bắt đầu dùng toàn bộ lòng bàn tay để xoa bóp toàn thân, giúp khí huyết lưu thông bằng một số động tác: Đặt toàn bộ lòng bàn tay lên vị trí cần xoa bóp, sau đó vuốt theo hướng lên trên để ngăn chặn việc bị nhăn, và chảy xệ da. Thực hiện trong 10 – 15 phút thì dừng lại.

2.2 Xoa bóp đều khắp cơ thể

Bắt đầu xoa bóp xoa bóp từ vùng lưng rồi tới tay, chân, cổ. Nên tập trung nhiều ở vùng cổ và vai vì hai vùng này thường hay bị tê mỏi.
Lưu ý: Tại vị trí huyệt vị trên cơ thể, cần dùng cả bàn tay để ấn nhẹ nhàng lên. Còn với những da vùng nhạy cảm, dễ bị đau như bắp tay, bụng, ngực thì khi massage xoa bóp toàn thân chỉ nên dùng ngón cái ấn xuống nhẹ nhàng.

>> Xem thêm: Trà sữa thì ngon, nhưng mang thai có uống được không?

2.3 Xoa bóp tay, chân

bam huyet giam dau nhuc khi mang thai

Tay và chân là những bộ phận luôn phải vận động nhiều nên rất dễ bị đau mỏi. Do đó, khi xoa bóp bấm huyệt và massage cho tay chân cần được thực hiện đúng kỹ thuật. Xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp xoa dịu các dây thần kinh, làm mềm cơ và loại bỏ những cơn đau cứng cơ.

Việc sử dụng bàn tay và các ngón tay để xoa bóp bấm huyệt toàn thân sẽ giúp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi massage bấm huyệt và xoa bóp cần chú ý giữ lực vừa phải, không nên dùng lực mạnh quá vì sẽ dễ gây ra tổn thương.

2.4 Xoa bóp vùng mặt

Khi thực hiện bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai cho mẹ bầu, chúng ta không thể bỏ qua việc xoa bóp bấm huyệt vùng mặt. Bởi vùng mặt là khu vực tập trung rất nhiều dây thần kinh liên quan nhiều bộ phận trên khắp cơ thể. Do đó, việc xoa bóp, massage vùng mặt sẽ giúp cải thiện khả năng lưu thông máu, tăng độ đàn hồi cho da, dưỡng nhan, và làm đẹp, trẻ hóa làn da.

Cách xoa bóp vùng mặt: Dùng hai tay đặt lên mặt và xoa bóp nhẹ nhàng, từ từ ấn vào xương mặt, sau đó dùng ngón tay di chuyển từ dưới lên kết hợp dùng bàn tay vỗ nhẹ lên mặt giúp làm dịu da.

Kết thúc toàn bộ quy trình xoa bóp massage toàn thân cho phụ nữ mang thai cần thực hiện xoa đều khắp cơ thể một lần nữa trong khoảng 3 phút để làm dịu những khu vực đã dùng lực mạnh trước đó.

>> Xem thêm: 4 nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau đầu

3. Bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai

cham soc me bau

Bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai là phương cách giúp đả thông các vùng cơ bị tổn thương hoặc bị tắc nghẽn lâu ngày. Khi cơ bị cứng, chúng ta thường có biểu hiện tay chân kém linh hoạt và hay bị đau nhức tê mỏi. Việc thực hiện bấm huyệt toàn thân có thể nhanh chóng giúp giải quyết tình trạng này.

Các vị trí cần XOA BÓP BẤM HUYỆT:

3.1 Lưng và vai

Hoạt động hoặc ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu, ngồi nhiều ít vận động, hoặc vận động mạnh và đột ngột sẽ dễ gây ra tình trạng đau nhức và tê mỏi lưng và vai. Do đó, ở vùng lưng và hai bên bả vai chúng ta cần tập trung bấm các huyệt Phong trì, Kiên ngung, Phong phủ, Kiên tỉnh, Kiên trung…Đây là những huyệt có tác dụng làm giảm tình trạng căng cứng, và hỗ trợ giúp đốt sống cổ hoạt động linh hoạt hơn.

3.2 Bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai: Huyệt bàn chân

Bàn chân của chúng ta thường phải đi đứng nhiều và phải chịu toàn bộ áp lực trọng lượng của cơ thể. Vì thế, chân thường hay bị đau mỏi, và tê nhức rất cần được xoa bóp. Lòng bàn chân lại chứa rất nhiều huyệt vị quan trọng có liên quan trực tiếp đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Việc bấm huyệt lòng bàn chân có khả năng cải thiện khả năng lưu thông máu từ đó giúp giảm tê bì hiệu quả.

3.3 Tay và đầu

cham soc me bau

Tay là bộ phận phải hoạt động rất nhiều nên thường hay bị tê mỏi. Còn đầu là cơ quan phải suy nghĩ tập trung điều khiển mọi hoạt động của cơ thể nên luôn trong tình trạng căng thẳng và gây ra hiện tượng đau đầu, căng thẳng, stress.

Vì vậy, với vùng tay và đầu, cần thực hiện bấm các huyệt trì khúc, khúc trạch, nội quan, ngoại quan, bách hội, ấn đường, toán trúc, thái dương, thính cung….giúp thần kinh thư giãn, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu, giảm đau và dễ ngủ hơn. Xoa bóp bấm huyệt lưng đầu, toàn thân, bàn chân mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

4. Lưu ý khi bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai cho mẹ bầu

Để việc Bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai đạt hiệu quả thực sự thì khi có nhu cầu thực hiện, mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ xoa bóp bấm huyệt chuyên khoa Y học cổ truyền uy tín và chất lượng.
  • Trước khi thực hiện nên trao đổi với bác sĩ về các vấn đề của sức khỏe và tình trạng bản thân đang gặp phải, cùng bác sĩ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc trị liệu.
  • Trong quá trình thực hiện trị liệu bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai cần áp dụng đúng và đủ liệu trình, không nên bỏ ngang giữa chừng.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt và luyện tập lành mạnh.
  • Cân bằng cuộc sống và công việc, tránh làm việc quá sức và cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bấm bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai cho phụ nữ cần thực hiện hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng.
  • Việc bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai nên được thực hiện trị liệu đều đặn vào buổi sáng hoặc buổi tối mỗi ngày. Đây là thời điểm tốt nhất giúp cơ thể tận dụng được toàn bộ hiệu quả của việc xoa bóp,. Cũng là thời điểm mà các cơ quan trong cơ thể rất nhạy cảm. Nếu thực hiện xoa bóp bấm huyệt toàn thân vào lúc này sẽ dễ dàng ‘đánh thức’ các thần kinh, loại bỏ nhanh tình trạng mệt mỏi.
  • Tuyệt đối không bấm huyệt Hợp Cốc và Tam Âm Giao khi mang thai

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ liên quan đến vấn đề bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong việc cải thiện và chăm sóc sức khỏe cơ thể, luôn khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong, tambinh

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.