Bạn biết gì về liệu pháp âm nhạc trong trị liệu sức khỏe? (Phần 1)

VMC-Admin 11/10/2021

Âm nhạc mang đến cho cuộc sống niềm vui, nỗi buồn, trải nghiệm,…và nhiều hơn thế. Có thể bạn chưa biết, âm nhạc cũng đang được sử dựng như một hình thức trị liệu tâm lý. Trong một vài năm gần đây, liệu pháp âm nhạc cũng được khuyến nghị như một phương pháp giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nhất định.

Liệu pháp âm nhạc (Music Therapy) là gì?

Tại Phương Tây, âm nhạc là một liệu pháp được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh.

Đây là một phương pháp trị liệu sử dụng các đặc tính nâng cao tâm trạng tự nhiên của âm nhạc. Từ đó, giúp mọi người cải thiện sức khỏe tâm thần và sức khỏe toàn diện của họ. Trị liệu bằng âm nhạc cũng mang lại lợi ích cho những người bị trầm cảm và lo lắng. Hình thức trị liệu thông qua âm nhạc có thể bao gồm: 

  • Làm nhạc (tạo nhạc).
  • Sáng tác bài hát.
  • Ca hát.
  • Khiêu vũ.
  • Nghe nhạc.
  • Thảo luận về âm nhạc.

Đọc thêm: Bí mật của giải pháp chăm sóc sức khỏe từ xa – Ưu, nhược điểm

Những phương pháp trị liệu bằng âm nhạc

Tại Phương Tây, âm nhạc là một liệu pháp được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh.

Trị liệu bằng âm nhạc có thể là một quá trình tương tác chủ động. Trong đó, mọi người tự tạo ra âm nhạc bằng cách sáng tác bài hát, làm nhạc. Hoặc đó cũng có thể là một quá trình thụ động. Trong lúc này, mọi người sẽ đóng vai trò là người thưởng thức và phản hồi âm nhạc. Việc trị liệu tâm lý và bệnh lý thông qua âm nhạc có khá nhiều cách tiếp cận:

  • Liệu pháp âm nhạc phân tích: Khuyến khích sử dụng “cuộc đối thoại” ngẫu hứng. Âm nhạc thông qua ca hát hoặc chơi một nhạc cụ để thể hiện những suy nghĩ vô thức của bạn. 
  • Music Therapy Benenzon: Là việc tìm kiếm “bản sắc âm nhạc” của bạn. Có nghĩa là mô tả những âm thanh bên ngoài phù hợp nhất với tâm lý bên trong của bạn.
  • Cognitive Behavioral Music Therapy (CBMT): Là sự kết hợp của âm nhạc và liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Âm nhạc được sử dụng để củng cố một số hành vi và thay đổi những hành vi khác. Đây là một phương pháp tiếp cận có cấu trúc, không mang tính ngẫu hứng.  Nó thể bao gồm nghe nhạc, khiêu vũ, ca hát hoặc chơi một nhạc cụ.
  • Liệu pháp âm nhạc cộng đồng: Sử dụng âm nhạc như một cách để tạo điều kiện thay đổi ở cấp độ cộng đồng. Nó được thực hiện trong tình huống theo nhóm. Nó cũng yêu cầu mức độ tương tác cao của mỗi người tham gia.
  • Music Therapy Nordoff-Robbins: Được biết đến như một phương pháp âm nhạc sáng tạo. Nó được hiểu là khi bạn chơi một nhạc cụ, trong khi nhà trị liệu đệm bằng nhạc cụ khác. 
  • Phương pháp Bonny về hình ảnh và âm nhạc có hướng dẫn (GIM): Sử dụng âm nhạc cổ điển kích thích trí tưởng tượng. Lúc này, bạn sẽ giải thích những cảm giác, ký ức, hình ảnh mà bạn trải qua khi nghe nhạc.
  • Trị liệu tâm lý bằng giọng nói: Sử dụng các bài tập thanh nhạc, âm thanh tự nhiên và kỹ thuật thở khác nhau. Điều này sẽ tạo ra cảm giác kết nối sâu sắc hơn với bản thân.

Liệu pháp âm nhạc có thể giúp ích cho ai?

Điều trị bằng âm nhạc có thể hữu ích cho những người đang cần trị liệu sức khỏe:
  • Bệnh Alzheimer, chứng tự kỷ, bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường.
  • Mất ngủ, nhức đầu, đau mãn tính.
  • Khó khăn với giao tiếp bằng lời và không lời.
  • Rối loạn điều hòa cảm xúc, cảm giác tự ti, tâm trạng tiêu cực, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
  • Lo lắng, căng thẳng, phiền muộn.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
  • Tâm thần phân liệt.
  • Đột quỵ và rối loạn thần kinh.

Xem thêm: 

Liệu pháp này cũng thường được sử dụng để giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên:

  • Phát triển tính cách bản thân.
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp.
  • Học cách điều tiết cảm xúc.
  • Phục hồi sau chấn thương.
  • Phản ánh bản thân.

Liệu pháp âm nhạc đã phổ biến trong trị liệu tâm lý và điều trị một số bệnh lý ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, việc trị liệu bằng âm nhạc đang dần phát triển và được công nhận. Vì thế, nó có thể được coi là một liệu pháp chăm sóc sức khỏe tiềm năng.

Hãy theo dõi website của VMC để cập nhật những thông tin mới nhất về việc điều trị bệnh bằng âm thanh. Bạn cũng có thể tham gia các khóa học về hỗ trợ, điều trị bệnh khi liên hệ qua Hotline: 0966.000.643.

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.