Bật mí cho bạn 5 cách chăm sóc sức khỏe mùa dịch COVID-19
admin 07/08/2021
Hiện nay, cơn ác mộng biến thể Delta đã kéo thế giới vào làn sóng COVID-19 mới. Chỉ trong vòng 9 tháng kể từ khi lần đầu tiên xuất hiện, biến thể Delta đã lây lan sang 124 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành 1 biến chủng siêu lây nhiễm. Do đó, việc bảo vệ sức khỏe tại thời điểm này là rất quan trọng.
Vậy “Có những cách nào để chăm sóc sức khỏe mùa dịch?”. Cùng VMC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chăm chỉ rèn luyện thể chất
Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch lớn nhất từ trước tới nay với số ca nhiễm lên đến hàng nghìn người mỗi ngày, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,… Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành chỉ thị 17 yêu cầu người dân ở nhà, không được ra ngoài tập thể dục; các phòng tập cũng buộc phải đóng cửa.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện thể chất và thư giãn tại nhà. Tổ chức y tế thế giới WHO đã phát động chiến dịch “Be Active” (Hãy vận động) nhằm khuyến khích mọi người tăng cường tập luyện; tận hưởng cuộc sống tích cực, năng động tại chính ngôi nhà của mình.
Xem thêm:
- Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng – Vũ khí lợi hại chống lại Covid 19
- Thực hư việc phòng chống COVID-19 bằng y học cổ truyền
- Bí kíp 5T+ tăng cường sức khỏe phòng chống dịch bệnh
Các bài tập tại nhà đơn giản
Với những bài tập dưới đây, mọi người có thể tự tập ngay trong chính căn phòng của mình và hoàn toàn không cần dụng cụ hỗ trợ.
Chống đẩy: Đây là động tác mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Phương pháp này giúp đốt cháy calo, tác động hiệu quả lên các nhóm cơ ở tay, vai và lưng.
Tư thế rắn hổ mang: Tạo hình của bài tập giống như một con rắn hổ mang đang tấn công. Đây là bài tập cực kỳ hữu ích với các động tác căng cơ lưng và bụng. Phương pháp này giúp cột sống dẻo dai, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời tránh được các bệnh như thoái hóa cột sống, đau thắt lưng,…
Tập cơ bụng: Với các động tác gập bụng, plank, kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh, người tập có thể giải phóng mỡ thừa vùng bụng hiệu quả, cải thiện sức đề kháng.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tập luyện các bộ môn khác như: tập yoga tại nhà, ngồi thiền, thái cực quyền,… tùy vào thể trạng và lứa tuổi.
2. Chăm sóc sức khỏe mùa dịch bằng việc đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh
Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe mùa dịch. Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể trước bệnh tật. Từ đó, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn nếu nhiễm bệnh.
Mùa dịch này, hãy đảm bảo thực đơn mỗi ngày của gia đình bạn luôn đầy đủ các nhóm chất. Chất xơ từ các loại rau củ: súp lơ, bắp cải, mồng tơi,… Chất đạm từ các loại hải sản: cua, tôm; hoặc từ các loại gia cầm: gà, ngan,… Những loại hải sản này có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó.
Đặc biệt, hãy bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể từ các loại trái cây: ổi, cam, quýt, chanh,… Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả, bởi vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon – loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
3. Duy trì sức khỏe tinh thần ngày giãn cách
Để có sức khỏe tinh thần tốt, cần sống lạc quan, tích cực như tìm cách loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi thông qua việc luôn luôn giữ nụ cười trên môi và không bao giờ để cho bất kỳ điều gì làm ta buồn bực; sẵn sàng đối mặt với những căng thẳng và mệt mỏi, khó khăn trong cuộc sống.
Để cơ thể luôn ở trong trạng thái tốt và vui vẻ, thư giãn, hãy đi ngủ sớm, không nên ngủ nướng để cơ thể luôn khỏe mạnh và tỉnh tá. Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể thông qua việc tăng số lượng bạch cầu, tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
Hãy giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, ăn uống đúng giờ, phân bổ thời gian hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi. Tập các bài tập thể chất nhẹ nhàng để cơ thể giải phóng độc tố, giúp tâm trạng thư thái và hạnh phúc.
Trong thời gian ở nhà giãn cách, bạn không nên dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, tránh ngồi trước màn hình điện tử quá lâu. Bố mẹ nên khuyến khích các con vận động, làm việc nhà, đọc truyện thay vì mải mê chơi điện tử, xem phim hay sử dụng mạng xã hội.
4. Không sử dụng các chất kích thích
Thuốc lá, rượu bia có thể gây ra rất nhiều các loại bệnh, như viêm phổi, xơ gan, ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư thận và nhiều di chứng khác.
Người hút thuốc sẽ có nguy cơ dễ nhiễm virus nCov hơn bởi họ thường xuyên đưa điếu thuốc lên miệng. Tay chạm vào miệng khiến cơ thể dễ nhiễm khuẩn hơn, đặc biệt là vi khuẩn đường hô hấp.
Đối với người hút thuốc, một khi đã nhiễm virus rồi, họ cũng đứng trước nguy cơ biến chứng COVID-19 nặng hơn bởi chức năng phổi đã tổn thương sẵn do các bệnh như: viêm phổi, ung thư phổi,…
5. Tiêm vắc xin để phòng ngừa COVID-19
Nghiên cứu do trường Đại học Hoàng gia London trong chương trình giám sát tác động của COVID-19 cho thấy dựa trên phân tích kết quả xét nghiệm của hơn 98.000 người từ 24/6 đến 12/7 thì người chưa tiêm chủng có nguy cơ nhiễm cao hơn ba lần người tiêm đủ mũi. Tỷ lệ người nhiễm khi chưa tiêm vắc xin là 1,21%, trong khi đó, tỷ lệ nhiễm đối với người đã tiêm chỉ là 0,4%.
Nghiên cứu này cũng cho biết những người tiêm chủng đầy đủ khi nhiễm nCoV, họ có nguy cơ lây lan virus cho người khác thấp hơn, do có tải lượng virus nhỏ.
VMC hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích, giúp bạn chăm sóc sức khỏe mùa dịch một cách tốt hơn.
Để tìm hiểu, đăng ký các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của Trung tâm VMC, bạn vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chăm sóc làm sạch, làm khoẻ hệ hô hấp chủ động
Khóa học “Chăm sóc làm sạch, làm khoẻ hệ hô hấp chủ động” chúng ta sẽ được giảng viên hướng dẫn bộ công cụ thực hành chăm sóc hệ hô hấp được chắt lọc từ nhiều phương pháp tối ưu nhất của y học cổ truyền