Tự làm sạch, làm khỏe hệ hô hấp – Làm đúng và hiểu toàn diện (P1)
admin 07/08/2021
Hệ hô hấp của con người bao gồm các bộ phận mũi, họng, khí quản và phổi – đưa không khí vào cơ thể khi sự thở xảy ra. Trong phổi, oxy từ mỗi hơi thở sẽ được chuyển vào máu và được gửi đến tất cả các tế bào của cơ thể như một nhiên liệu duy trì sự sống. Chính vì vậy, hệ hô hấp là một trong những cơ quan quan trọng của con người và giữ hệ hô hấp khỏe mạnh là một nhiệm vụ cần được chú trọng để đảm bảo sức khỏe và sự sống khỏe mạnh. Các bác sĩ nói rằng rất nhiều các bệnh liên quan đến hệ hô hấp có thể được phòng ngừa khi con người có ý thức làm sạch hệ hô hấp và sở hữu một hệ hô hấp khỏe mạnh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu đúng và hiểu toàn diện về vấn đề này.
Xem thêm:
- Mách bạn 4 bí kíp đơn giản để có một lá phổi “đẹp”
- Các giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong giai đoạn dịch COVID-19
- Biến chứng viêm phổi hậu Covid-19
Cấu tạo hệ hô hấp
Hệ hô hấp của con người phân chia thành 2 phần chính:
- Hệ hô hấp trên bao gồm các bộ phận: Mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản
- Hệ hô hấp dưới bao gồm: Phế quản, phế nang, phổi…
Mỗi phần sẽ đảm nhiệm một chức năng khác nhau và lấy nắp thanh quản làm ranh giới. Trong khi hệ hô hấp trên đảm nhiệm nhiệm vụ lấy không khí từ bên ngoài và làm sạch, làm ấm rồi đưa xuống hệ hô hấp dưới thì phần dưới sẽ đảm nhiệm vai trò lọc và trao đổi khí. Từng bộ phận sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau và tương ứng với nó thì các bộ phận sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau về sức khỏe. Ví dụ mũi đảm nhiệm vai trò dẫn khí, làm sạch khí thì các bệnh thường gặp của nó sẽ là viêm mũi dị ứng (nhạy cảm khi không khí, môi trường thay đổi) còn bộ phận phổi là nơi trao đổi khí sẽ thường gặp các bệnh như lao phổi, viêm phổi.
Phổi khác với hầu hết các cơ quan khác trong cơ thể vì các mô mỏng manh của chúng được kết nối trực tiếp với môi trường bên ngoài. Bất cứ thứ gì bạn hít vào đều có thể ảnh hưởng đến chúng, bao gồm vi trùng, khói thuốc lá và các chất độc hại như bụi và hóa chất. Chính vì vậy, đảm bảo một hệ hô hấp khỏe mạnh là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng ngày giống như bạn hít thở vậy. Và để có một hệ hô hấp với lá phổi khỏe mạnh, việc làm sạch đường hô hấp và đảm bảo nguồn khí đi vào cơ thể luôn an toàn là những điều cần thực hiện.
Cơ chế phòng thủ của hệ hô hấp khi sử dụng sự chuyển động của các lông mao trong đường hô hấp dịch chuyển chất nhầy có chữa tác nhân gây bệnh ra khỏi đường thở.
Cơ chế phòng thủ của hệ hô hấp
Một người bình thường với hoạt động thể chất thông thường hít thở khoảng 20.000 lít (hơn 5.000 gallon) không khí mỗi 24 giờ. Lượng không khí này (nặng hơn 20 kg) chứa các hạt và khí có khả năng gây hại. Các loại hạt và khí có hại như chẳng hạn như bụi, nấm, vi khuẩn và vi rút có thể lắng đọng trên đường thở và bề mặt phế nang và gây ra những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nói chung và hệ hô hấp nói riêng.
May mắn thay, hệ thống hô hấp của con người có cơ chế phòng thủ để tự làm sạch và tự bảo vệ. Với cơ chế này, chỉ những hạt cực nhỏ, có đường kính dưới 3 đến 5 micromet (0,000118 đến 0,000196 inch) mới có thể xâm nhập vào sâu phổi. Và để cơ chế này hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả, sự phối hợp giữa toàn bộ các bộ phận của đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới là quan trọng.
Cơ chế hoạt động của các lông mao
Các lông mao (Cilia), cơ nhỏ, giống như sợi tóc chiếu lên các tế bào lót đường thở, là một trong những cơ chế bảo vệ của hệ hô hấp. Lông mao đẩy một lớp chất nhầy lỏng bao phủ đường hô hấp (từ mũi, hầu đến thanh quản, khí quản). Lớp chất nhầy này tạo ra một cái bẫy mầm bệnh (vi sinh vật có khả năng lây nhiễm) và các phần tử khác, ngăn chúng đến phổi.
Các lông mao này chuyển động hơn 1.000 lần một phút, di chuyển chất nhầy ở đường khí quản lên trên khoảng 0,5 đến 1 cm mỗi phút. Mầm bệnh và các phần tử bị giữ lại trên lớp chất nhầy được ho ra ngoài hoặc di chuyển đến miệng và nuốt và sẽ được tiêu hóa thông qua dạ dày (vì chúng đã bị giữ lại trong lớp chất nhầy nên sẽ không thể gây hại đến cơ thể khi đi xuống dạ dày).
Cơ chế hoạt động của đại thực bào phế nang
Đại thực bào phế nang, một loại tế bào bạch cầu trên bề mặt của phế nang, là một cơ chế tự bảo vệ khác của phổi trong hệ hô hấp. Do nhu cầu trao đổi khí, phế nang không được bảo vệ bởi chất nhầy và lông mao – chất nhầy quá dày và có thể làm chậm sự di chuyển của oxy và CO2. Thay vào đó, các đại thực bào phế nang tìm kiếm các phần tử lắng đọng, liên kết với chúng, ăn vào chúng, giết chết bất kỳ sinh vật nào đang sống và tiêu hóa chúng.
Khi phổi bị đe dọa nghiêm trọng, các tế bào bạch cầu bổ sung trong tuần hoàn, đặc biệt là bạch cầu trung tính, có thể được huy động để giúp tiêu hóa và tiêu diệt mầm bệnh. Ví dụ, khi một người hít phải nhiều bụi hoặc đang chống chọi với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiều đại thực bào hơn được sản xuất và các bạch cầu trung tính được huy động nhiều hơn nhằm gia tăng sức tiêu diệt mầm bệnh.
Với cơ chế tự phòng thủ này, hệ hô hấp có thể đảm bảo một sức khỏe ổn định và thực hiện tốt vai trò trao đổi khí, cung cấp oxy đến các tế bào.
Lớp phòng thủ có thể bị tấn công bởi các tác nhân gây hại
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết có những kẻ thù (bụi mịn, khói thuốc, virut và vi khuẩn gây bệnh cho hệ hô hấp) có thể vượt qua lớp phòng thủ này và tấn công hệ hô hấp gây nên những căn bệnh khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không chỉ là những căn bệnh thông thường như viêm họng, ngạt mũi mà những căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, viêm phổi mãn tính, và gần đây là COVID-19 – đều là những căn bệnh gây nên bởi virus, vi khuẩn và những tác nhân gây bệnh đến từ đường hô hấp.
Để tìm hiểu, đăng ký các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của Trung tâm VMC, bạn vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!