Hỏi đáp: Bệnh tiểu đường có lây không?

Lê Thanh Hiền 07/03/2023

Tiểu đường là một vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng không biết bệnh tiểu đường có lây không? Những thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Thế nào là tiểu đường?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là tình trạng suy giảm khả năng bài tiết insulin của cơ thể và sự suy thay đổi của nồng độ insulin ngoại vi dẫn đến hiện tượng tăng đường huyết.

benh tieu duong co lay khong
Bệnh tiểu đường có lây không

Lượng đường trong máu của một người được coi là cao khi chỉ số đường huyết đo được lúc đói là 126 mg/dl trở lên. Ngoài ra, nếu mức đường huyết của một người trong khoảng từ 100-125 mg/dl đo được khi đói, đó được coi là tiền đái tháo đường. Trong trường hợp này, mức đường huyết không cao đến mức đái tháo đường nhưng vẫn cao hơn bình thường. Đây là một tín hiệu cảnh báo sớm về nguy cơ bị tiểu đường để mọi người cần chú ý thay đổi lối sống và chăm sóc sức khỏe.

Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu của một người luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc kháng insulin. Điều này gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Sự rối loạn chuyển hóa này chính là nguyên nhân gây cản trở việc cơ thể chuyển hóa các chất bột đường thành năng lượng, làm cho lượng đường tích tụ trong máu dần tăng lên và thường xuyên ở mức cao.

2. Giải đáp: Bệnh tiểu đường có lây không?

benh tieu duong co lay khong
Bệnh tiểu đường có lây không

Bàn về vấn đề bệnh tiểu đường có lây không? Các chuyên gia y tế cho biết: Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa xảy ra bên trong cơ thể của mỗi người nên KHÔNG có nguy cơ hay khả năng lây từ người này qua người khác qua bất kỳ con đường nào, bao gồm tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, nếu bạn sống chung, ăn chung, ngủ chung với người bị tiểu đường cũng không có bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào.

Một số các nguyên nhân gây tiểu đường bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Một số trường hợp bị tiểu đường được các định là do di truyền từ cha mẹ cho con cái.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên ăn đồ ăn có nhiều đường, chất béo và năng lượng cao có thể dẫn đến tăng đường huyết và dễ bị tiểu đường.
  • Cân nặng quá mức: Những người bị thừa cân béo phì và cân nặng quá mức thường có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Ít vận động, ngồi lâu một chỗ dễ gây ra sự mất cân bằng đường huyết và tăng nguy cơ bị tiểu đường ở nhiều người.
  • Yếu tố tâm lý: Thường xuyên lo lắng và căng thẳng quá mức có thể gây ra tình trạng đường huyết không ổn định trong cơ thể, dẫn đến bị tiểu đường.
  • Các nguyên nhân khác: Một số vấn đề về tuyến giáp, chức năng bài tiết của gan và thận kém, tác dụng phụ của một số loại thuốc,…

>> ĐỌC CHI TIẾT: Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường – Type 1, type 2, tiểu đường thai kỳ

3. Tiểu đường ăn gì thay cơm để tốt cho sức khỏe?

benh tieu duong co lay khong
Bệnh tiểu đường có lây không

Khi bạn bị tiểu đường, việc chọn thực phẩm thay thế cơm là rất quan trọng để kiểm soát đường huyết. Bạn có thể thay thế cơm bằng các loại thực phẩm có chỉ số glycemic index (GI) thấp hơn, tức là các loại thực phẩm không gây tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn.

Một số thực phẩm thay thế cơm tốt cho người bị tiểu đường bao gồm:

  • Danh sách: Tiểu đường ăn gì thay cơm?
  • Các loại rau củ non như bông cải xanh, cải thảo, cải xoăn, bí đỏ, cà chua, dưa chuột, rau muống, cải bó xôi, bắp cải.
  • Các loại thịt không mỡ như thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá.
  • Trái cây tươi có đường tự nhiên thấp như dâu tây, chanh, dứa, táo, quả lựu, quả việt quất.

Ngoài các thực phẩm trên, bạn cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chỉ số glycemic index cao như đường, bánh mì trắng, bánh ngọt, khoai tây, bánh kẹo, nước ngọt có ga và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Nên ăn nhỏ nhiều bữa trong ngày để kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe.

>> ĐỌC THÊM: Các món canh tốt cho người tiểu đường có thể ăn mỗi ngày

Tóm lại, ngoài việc lo lắng bệnh tiểu đường có lây không, việc phòng ngừa tiểu đường bao gồm việc tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh, giảm cân, kiểm soát căng thẳng và kiểm tra định kỳ sức khỏe…là những vấn đề quan trọng nhất mọi người cần hết sức lưu ý.

Lời kết

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người biết được bệnh tiểu đường có lây không để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đồng thời lựa chọn được những loại thực phẩm tiểu đường ăn gì thay cơm để kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho sức khỏe.

Nguồn tham khảo: thaythuocvietnam.vn, tieuduong.net, hellobacsi.com

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.