Bị ngạt mũi bấm huyệt nào để hết khó chịu?

Lê Thanh Hiền 27/10/2022

Ngạt mũi gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Bấm huyệt cũng là một cách hiệu quả để giả triệu chứng ngạt mũi ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Vậy, bị ngạt mũi bấm huyệt nào?

Huyệt Hợp cốc – Thông mạch, giảm dị ứng

bi ngat mui bam huyet nao

Xác định vị trí huyệt Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau huyệt ở điểm cao nhất của ụ cơ giữa ngón trỏ và ngón cái

Tác dụng:

  • Dùng để trị liệu các vấn đề liên quan đến vùng đầu mặt
  • Trị liệu đau đầu trước trán do viêm xoang rất hiệu quả
  • Thường xuyên bấm huyệt có thể kích thích và khởi động hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe khi chuyển mùa.

=> Lưu ý: Không ấn khi mang thai

Cách bấm tốt nhất là dùng lực hơi mạnh, bấm giữ trong 2 giây rồi thả ra, rồi lại tiếp tục bấm. Mỗi ngày bấm từ 2-3 lần

>> Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Làm thế nào để hết nghẹt mũi ngay lập tức

Bị ngạt mũi bấm huyệt nào: Huyệt Khúc trì – Giảm viêm do dị ứng

bi ngat mui bam huyet nao

Làm sao để hết nghẹt mũi? Xác định vị trí huyệt Khúc trì: Gập khuỷu tay thành góc 90 độ, chỗ lõm ở đầu ngấn khuỷu tay phía ngoài chính là huyệt.

Tác dụng: giúp giảm viêm hiệu quả trong các trường hợp dị ứng

Thực hành bấm huyệt Khúc trì

  • Bước 1: Gập khuỷu tay vuông góc, xác định nếp gấp và điểm cuối nếp gấp chính là huyệt
  • Bước 2: Dùng ngón trỏ tay còn lại ấn sâu, vuông góc với mặt da vào điểm huyệt, thả lỏng vai (nếu lực ngón trỏ yếu bạn có thể dùng ngón cái).
  • Bước 3: Ấn vào thả ra và lặp lại liên tục

Huyệt Nghinh hương

bi ngat mui bam huyet nao

Bị ngạt mũi bấm huyệt nào? Chắc chắn không thể bỏ qua huyệt Nghinh Hương. Huyệt Nghinh hương có tác dụng thông khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt, trị liệu các vấn đề về mũi, mặt ngứa, mặt phù, liệt mặt (liệt dây thần kinh VII)…

Xác định vị trí huyệt Nghinh hương: Điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi – miệng

Thực hành bấm huyệt Nghinh hương:

  • Bước 1: lấy ngón tay trỏ kéo từ lỗ mũi ra chạm phần rãnh mũi, ấn nhẹ vào điểm cắt ấn vào thấy lõm đó chính là huyệt
  • Bước 2: Dùng ngón trỏ ấn 1 lực hơi mạnh vào huyệt kết hợp ấn vào thở ra
  • Bước 3: Thả lỏng vai và lặp lại ấn vào thả ra nhiều lần đến khi dễ chịu

>> Xem thêm: Đừng chủ quan nếu bị nghẹt mũi 1 bên kéo dài

Huyệt Ấn đường

bi ngat mui bam huyet nao

Xác định vị trí huyệt Ấn đường: Chính giữa đường nối 2 đầu lông mày và đường thẳng giữa sống mũi

Tác dụng:

  • Trị đau đầu trước trán
  • Trị liệu các triệu chứng liên quan đến xoang

Thực hành bấm huyệt Ấn đường

  • Bước 1 : Xác định đường nối giữa 2 lông mày, dóng 1 đường sống mũi xuống cắt ngang ở điểm nào thì điểm đó chính là huyệt Ấn đường
  • Bước 2: Dùng ngón trỏ ấn sâu và mạnh vào điểm vừa xác định sẽ thấy được 1 khe nhỏ
  • Bước 3: Ấn vào nhấc ra lặp lại nhiều lần. Bạn có thể day tròn ở huyệt khoảng 30 lần.

Bị ngạt mũi bấm huyệt nào: Huyệt Toản trúc

bi ngat mui bam huyet nao

Huyệt Toản trúc nằm ngay ở dưới hai bên đầu lông mày. Khi ngạt mũi, bạn có thể day nhẹ nhàng vào huyệt này, sẽ giúp giảm các triệu chứng ngạt mũi khó chịu. Nên thực hiện bấm huyệt khoảng từ 2 đến 3 lần/ngày.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bị ngạt mũi bấm huyệt nào“. Ngạt mũi không phải là một tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên lại gây rất nhiều bất tiện. Y học cổ truyền sẽ là một giải pháp an toàn giúp bạn cải thiện nhanh chóng tình trạng nghẹt mũi.

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.