Xóa tan phiền toái khi bị nghẹt mũi khó thở lúc ngủ

admin 23/11/2021

Khi bị cảm cúm sẽ dễ kéo theo ngạt mũi, khó thở, gây khó chịu, thậm chí khiến bạn không thể ngủ được. Có nhiều lý do gây ra nghẹt mũi, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường hoặc nhiễm virus. Trên thực tế, nghẹt mũi một bên thường gặp hơn nghẹt mũi hai bên bởi bạn luôn thở một bên mũi mạnh hơn bên còn lại chứ không đồng đều nhau. Dù là nghẹt mũi một bên hay cả hai bên thì việc nghẹt mũi, khó thở khi ngủ cũng rất khó chịu. Vậy bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ phải làm sao? Trong bài viết sau đây, Trung tâm VMC sẽ gửi đến bạn một số phương pháp đơn giản, có thể làm tại nhà mà không cần dùng thuốc để khắc phục được tình trạng khó chịu này.

Nghẹt mũi là gì?

bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ

Nghẹt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn một hoặc cả hai bên, khiến chúng ta bị khó thở đến mức nhiều khi phải thở bằng miệng. Hệ thần kinh lưu thông điều khiển theo chu kỳ tác động đến từng bên mũi. Chu kỳ ở mũi diễn ra nhiều lần trong ngày, và chúng ta chỉ nhận ra khi bị ốm. Tại một thời điểm nhất định, không khí đi vào và đi ra từ một lỗ mũi sẽ nhiều hơn lỗ mũi còn lại.

Lượng máu chảy vào một lỗ mũi gây tắc nghẽn khoảng 3 đến 6 giờ, sau đó chảy sang lỗ mũi bên kia. Việc nằm nghiêng đầu sang bên lỗ mũi bị nghẹt sẽ khiến lượng máu ở phía đó càng tắc hơn.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, bạn sẽ không cảm thấy hơi thở không đối xứng ở cả hai bên. Tuy nhiên, khi bị cảm lạnh, bạn sẽ cảm thấy sự bất đối xứng này. Người bị nặng sẽ thấy nghẹt mũi cả hai bên.

Tại sao lại bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ?

Do dị tật bẩm sinh

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, do một lớp màng hoặc mảnh xương bịt kín cửa sau mũi khiến bé không thở được.

Do nhiễm trùng mũi

Việc mũi bị viêm nhiễm chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ.

Cảm cúm

bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt mũi, cảm lạnh do vi rút thường biến mất sau 7-10 ngày. Ngoài nghẹt mũi, còn có các triệu chứng khác thường gặp như chảy nước mũi, đau họng, ho, có thể sốt, nhức đầu, đau quặn và mệt mỏi.

Viêm mũi

Viêm hốc mũi và các xoang do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng, tăng tiết dịch, dịch xoang chảy qua hốc mũi làm tắc đường hô hấp, gây nghẹt mũi. Đặc biệt cảm thấy ngột ngạt khi nằm, kèm theo nhức đầu, đau xoang và mệt mỏi.

Xem thêm: Hiệu quả không ngờ với cách mát xa bấm huyệt trị viêm xoang

Viêm amidan

bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi. Viêm amidan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt, trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng dễ mắc viêm amidan hơn nhóm đối tượng khác.

Viêm mũi dị ứng

Một số người bị dị ứng với một số dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, lông thú, thức ăn, thời tiết, mùi nước hoa, tinh dầu thơm, … Tiếp xúc với dị nguyên có thể gây dị ứng, viêm mũi, tăng tiết dịch, hắt hơi và các biểu hiện khác như sổ mũi.

Dị dạng hốc mũi

Các vấn đề như polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi, khối u… cản trở không khí đi vào phổi dẫn đến nghẹt mũi. Thông thường những nguyên nhân này có thể được tìm thấy khi khám tai mũi họng và sẽ được xử lý bằng quá trình phẫu thuật.

Chấn thương mũi và dị vật

Sau chấn thương mũi, các tổn thương của mũi có thể dẫn đến phù nề, lệch vách ngăn mũi… cũng có thể dẫn đến nghẹt mũi. Đối với trẻ em, dị vật thường gặp nhất trong hốc mũi có thể là vật gì đó bị bắn vào khi chúng chơi đùa làm gây nghẹt mũi và viêm phần bị nghẹt.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Việc sử dụng thuốc hạ huyết áp và các loại thuốc khác nếu sử dụng không đúng cách có thể gây nghẹt mũi.

Môi trường sống bị ô nhiễm

Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá: làm tăng nguy cơ nghẹt mũi.

Tinh thần căng thẳng

Tình trạng căng thẳng xảy ra trong thời gian dài sẽ làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Điều này có thể khiến mạch máu giãn ra, chèn ép thành trong của hốc mũi và gây nghẹt mũi.

Xem thêm: Mẹo giảm căng thẳng hiệu quả chỉ trong vài phút

Bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, thử ngay các phương pháp hữu hiệu này

  1. Uống nhiều nước để giảm chất nhầy trong mũi (đảm bảo trong khoảng từ 2-2,5 lít nước), đồng thời dùng đồ ăn uống dạng lỏng (súp, cháo, nước rau luộc, nước canh, nước hoa quả, trà thảo mộc,..) để giảm nghẹt mũi.

2. Bạn nên ăn thức ăn nóng và uống nước ấm để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và tránh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường, bột vì có thể làm tăng tình trạng nghẹt mũi;

3. Bạn cũng cần tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate, vì chúng có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên bổ sung thêm nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt và cá.

4. Đặc biệt, bạn phải tránh xa những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, tránh những mùi hương nhạy cảm như mùi nước hoa, mùi mỹ phẩm vì chúng sẽ làm bạn khó chịu hơn.

5. Khi bị nghẹt mũi khó thở lúc ngủ, bạn hãy nằm gối cao hơn bình thường để cổ và đầu tạo thành góc 15 độ so với giường, khoảng cách vừa phải này sẽ tạo ra tư thế dễ chịu hơn cho bạn.

6. Bạn cũng nên thường xuyên giặt vỏ gối, ga trải giường, màn, chăn, chiếu để giảm bụi bởi vi khuẩn trong những vật dụng này là một trong những tác nhân gây ngạt mũi khi ngủ.

7. Không uống cà phê sau 2 giờ chiều: cà phê có tác dụng lợi tiểu, vì vậy nếu uống nhiều cà phê có thể gây mất nước, khiến cho chất nhầy trong mũi sẽ dày đặc, khó thoát ra ngoài hơn, làm cho chúng ta bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ.

8. Bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý để cải thiện tình trạng nghẹt mũi: dùng nước muối để rửa mũi có thể giúp loại bỏ chất nhầy, cải thiện tình trạng nghẹt mũi khó thở về đêm và các triệu chứng liên quan.

Tình trạng nghẹt mũi khi bị cảm cúm là rất bình thường và không có gì cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ thì bạn hãy khắc phục tình trạng này ngay để tránh tổn hại lâu dài đến sức khỏe. Các cách trị nghẹt mũi khi ngủ được Trung tâm VMC nêu trên rất đáng thử vì đây là cách chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc và bạn có thể áp dễ dàng ngay tại nhà.

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 14/10- 20/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.