Các dấu hiệu căng thẳng thần kinh – Nguyên nhân, cách nhận biết và khắc phục
admin 09/07/2022
Theo một nghiên cứu từ năm 2015, có đến 59% người trưởng thành đã từng phải trải qua trạng thái căng thẳng thần kinh ở mức độ cao. Căng thẳng thần kinh trong thời gian dài nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu cách nhận biết các dấu hiệu căng thẳng thần kinh, những phương pháp hiệu quả giúp bạn ổn định sức khỏe tinh thần!
Triệu chứng và cách nhận biết các dấu hiệu căng thẳng thần kinh
Căng thẳng thần kinh (stress) có thể được định nghĩa là cảm giác bị choáng ngợp hoặc không thể đối phó với áp lực tinh thần hoặc cảm xúc. Nếu diễn ra trong thời gian dài dài với cường độ cao, stress có thể gây ra những hậu quả nhất định về tinh thần và thể chất.
Căng thẳng thần kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể qua nhiều phương diện, bao gồm cả cảm xúc, sức khỏe thể chất, nhận thức hành vi.
Qua các tài liệu tham khảo từ WebMD, có thể chỉ ra triệu chứng và cách nhận biết các dấu hiệu căng thẳng thần kinh như sau:
Triệu chứng cảm xúc
- Dễ bị kích động, thất vọng và ủ rũ
- Cảm thấy choáng ngợp như thể bản thân đang mất kiểm soát
- Nhiều lúc rất khó khăn để thư giãn và tĩnh tâm
- Cảm thấy bản thân rất tồi tệ, cảm thấy cô đơn, vô giá trị và chán nản
- Không muốn gặp gỡ, tiếp xúc với mọi người
- Stress mãn tính còn có thể liên quan đến trầm cảm và các giai đoạn diễn tiến của trầm cảm.
Triệu chứng thể chất
- Thiếu năng lượng
- Nhức đầu, gián đoạn giấc ngủ hoặc mất ngủ
- Rối loạn tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, táo bón và buồn nôn
- Đau mãn tính, thường xuyên đau nhức và căng cơ
- Đau ngực và tim đập nhanh
- Thường xuyên bị cảm lạnh và nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch
- Mất ham muốn và/hoặc khả năng tình dục
- Lo lắng và run rẩy, ù tai , tay chân lạnh hoặc đổ mồ hôi
- Khô miệng và khó nuốt; Thường nghiến răng khi căng thẳng
- Tim đập loạn nhịp
- Thường xuyên đổ mồ hôi
- Mụn trứng cá
Triệu chứng nhận thức
- Liên tục lo lắng
- Có những suy nghĩ hoang tưởng
- Hay quên và vô tổ chức
- Mất khả năng tập trung
- Khả năng nhận thức và phán đoán giảm
- Trạng thái quan hoặc chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề
Triệu chứng hành vi
- Thay đổi cảm giác thèm ăn: không thèm ăn hoặc ăn quá nhiều.
- Chần chừ và trốn tránh trách nhiệm
- Sử dụng nhiều rượu, ma túy hoặc thuốc lá
- Có nhiều hành vi lo lắng hơn, chẳng hạn như cắn móng tay, bồn chồn
Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng thần kinh
Căng thẳng thần kinh thường là một phản ứng của cơ thể đối với những áp lực tinh thần hoặc cảm xúc. Khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi, cơ thể sẽ tiết ra các hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol.
Điều này có thể hữu ích đối với một số người và căng thẳng có thể giúp bạn hoàn thành công việc hoặc cảm thấy có động lực hơn.
Tuy nhiên, nếu liên tục gặp tình trạng căng thẳng thần kinh trong thời gian dài với cường độ cao không được kiểm soát có thể dẫn đến những ảnh hưởng nguy hại đối với sức khỏe.
Theo Tổ chức từ thiện sức khỏe tâm thần Mind, rất khó để xác định nguyên nhân chính gây ra căng thẳng thần kinh bởi vì nó phụ thuộc vào tình trạng của từng cá nhân. Có thể xuất phát từ một sự kiện, tình huống đặc biệt nhưng cũng có thể được tích tụ từ nhiều vấn đề nhỏ trong thời gian dài. Nhìn chung, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Cảm thấy có quá nhiều áp lực, có thể từ học tập, công việc, gia đình và các mối quan hệ.
- Phải đối mặt với những mất mát, thay đổi lớn trong cuộc sống
- Bạn phải gánh vác những trách nhiệm mà bạn cảm thấy quá sức
- Liên tục lo lắng về vấn đề gì đó
- Gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, sức khỏe bệnh tật
- Bị phân biệt đối xử, căm ghét hoặc lạm dụng
Các biện pháp kiểm soát căng thẳng thần kinh
Tổ chức từ thiện sức khỏe tâm thần Mind đưa ra các biện pháp giúp bạn kiểm soát và đẩy lùi các dấu hiệu căng thẳng thần kinh từ đó dễ dàng vượt qua các tình huống căng thẳng như sau:
Chăm sóc sức khỏe bản thân
- Hãy tử tế với chính mình: Cố gắng dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và làm những điều bạn thích. Tự thưởng cho bản thân vì những thành tích mà bạn đạt được dù chỉ là một thành tựu nhỏ.
- Phát triển sở thích bản thân: Dành thời gian cho những thứ bạn yêu thích có thể giúp bạn phân tâm khỏi tình huống căng thẳng. Nếu căng thẳng đang khiến bạn cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập, những sở thích chung cũng có thể là một cách tốt giúp bạn gặp gỡ những người bạn mới.
- Hòa mình vào thiên nhiên: Bạn có thể thử đi dạo trong không gian xanh, chăm sóc cây cảnh trong nhà hoặc dành thời gian cho động vật. Điều này không những giúp giải tỏa căng thẳng thần kinh mà còn có thể cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Chăm sóc sức khỏe thể chất: Ngủ đủ giấc, duy trì hoạt động thể chất và ăn uống điều độ có thể giúp kiểm soát căng thẳng dễ dàng hơn.
Trò chuyện và lắng nghe lời khuyên của những người bạn tin tưởng
Việc tích tụ những áp lực và cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài mà không được giải tỏa có thể khiến tình trạng căng thẳng thần kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trò chuyện và lắng nghe những lời khuyên, lời động viên từ bạn bè, người thân và những người bạn tin tưởng có thể giúp bạn giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực và tìm kiếm được hướng giải quyết tích cực cho các vấn đề của bạn.
Có kế hoạch quản lý thời gian hiệu quả
- Thực hiện những công việc quan trọng vào khoảng thời gian bạn có nhiều năng lượng nhất trong ngày
- Lập danh sách những việc bạn phải làm trong ngày, ưu tiên thực hiện những công việc quan trọng trước.
- Cố gắng không làm quá nhiều cùng một lúc
- Chia nhỏ mục tiêu và lần lượt thực hiện: Đột nhiên phải đối mặt với mục tiêu quá lớn sẽ dễ khiến bạn bị choáng ngợp và không biết bắt đầu từ đâu. Việc chia nhỏ mục tiêu giúp bạn giảm bớt áp lực và dễ dàng thực hiện tuần tự từng bước một.
- Hãy nghỉ ngơi và thực hiện mọi thứ một cách từ từ
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm hoặc người bạn cảm thấy tin tưởng.
Bạn cũng có thể tham khảo khóa học Kiểm soát stress bằng y học cổ truyền do Trung tâm VMC sản xuất và phân phối để có thể biết thêm những phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát và đẩy lùi các dấu hiệu căng thẳng thần kinh bạn nhé!
Kiểm soát stress bằng y học cổ truyền
Khoá học bao gồm rất nhiều những kiến thức, kĩ năng thực hành dựa trên nguyên lý Y học Cổ truyền giúp chúng ta sử dụng được thành thạo phương pháp tự xoa bóp bấm huyệt để giải phóng stress nhanh chóng cho bản thân mình mọi lúc, mọi nơi một cách đơn giản.
Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại. Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.
Nguồn tham khảo:
– WebMD / Stress Symptoms
– Tổ chức từ thiện sức khỏe tâm thần Mind / Managing stress and building resilience