Viêm khớp dạng thấp: Các dấu hiệu cảnh báo

VMC-Admin 17/09/2021

Viêm khớp dạng thấp (tên tiếng anh là Rheumatoid Arthritis) đạt kết quả điều trị hiệu quả nhất khi được chẩn đoán sớm, vì vậy tìm hiểu kĩ các triệu chứng là vô cùng quan trọng. Cùng VMC đọc bài viết này để tìm hiểu kĩ về viêm khớp dạng thấp, từ các loại viêm và triệu chứng đến các biện pháp khắc phục tại nhà, chế độ ăn uống và các phương pháp điều trị nhé.

Tổng quan về viêm khớp dạng thấp

Ngón tay người bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo Healthline, viêm khớp dạng thấp (viết tắt là VKDT) là loại viêm khớp tự miễn dịch phổ biến nhất. Bệnh lý này xảy ra khi hệ thống miễn dịch (hệ thống phòng thủ của cơ thể) không hoạt động bình thường. VKDT gây đau và sưng ở cổ tay và các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân.

Một số các phương pháp điều trị VKDT có thể làm hết đau và sưng khớp. Điều trị cũng ngăn ngừa tổn thương khớp.

Các bài tập thường xuyên có tác động thấp, chẳng hạn như đi bộ và các bài tập thể dục có thể tăng sức mạnh cơ bắp. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn và giảm áp lực lên khớp của bạn.

Các nghiên cứu cho thấy những người được điều trị sớm viêm khớp dạng thấp sẽ cảm thấy khỏe hơn và có nhiều khả năng có một cuộc sống năng động bình thường. Họ cũng ít có khả năng bị tổn thương khớp nghiêm trọng dẫn đến việc phải thay thế khớp.

Có một số vấn đề về khớp có thể bị nhầm với VKDT. Vậy nên điều quan trọng là người mắc được chẩn đoán chính xác mà không cần xét nghiệm không cần thiết. Việc điều trị sớm sẽ cho kết quả lâu dài tốt hơn.

Đọc thêm: Sức khỏe tinh thần: Làm thế nào để hạnh phúc khi giãn cách xã hội?

Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Ngón tay người bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp tự miễn phổ biến nhất. Khoảng 75% bệnh nhân mắc chứng này là phụ nữ. Trên thực tế, 1 – 3% phụ nữ có thể bị VKDT này trong đời. Bệnh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 30 đến 50. Tuy nhiên, nó có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính gây đau khớp, cứng khớp, sưng và giảm chuyển động của khớp. Các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân thường bị ảnh hưởng nhất. Đôi khi viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của bạn, chẳng hạn như mắt, da hoặc phổi.

Cứng khớp ở người mắc VKDT thường tệ nhất vào buổi sáng và có thể kéo dài một đến hai giờ (hoặc thậm chí cả ngày). Vấn đề này thường được cải thiện với chuyển động của các khớp. Cứng khớp trong khoảng thời gian dài vào buổi sáng là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị VKDT, vì điều này không phổ biến ở các bệnh lý khác. Ví dụ, viêm xương khớp thường không gây ra tình trạng cứng khớp buổi sáng kéo dài.

Đọc thêm: Wellness – định nghĩa “chuẩn” về một lối sống khỏe toàn diện và chủ động

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể xảy ra trong VKDT bao gồm:

  • Mất năng lượng
  • Sốt nhẹ
  • Ăn mất ngon
  • Khô mắt và miệng do một vấn đề sức khỏe liên quan, hay hội chứng Sjogren
  • Các cục cứng, được gọi là nốt thấp khớp, mọc dưới da ở những vị trí như khuỷu tay và bàn tay

Hi vọng bài viết hữu ích với bạn! Để tham khảo các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của Trung tâm VMC và cập nhật các tin tức mới nhất về sức khỏe , bạn có thể ghé thăm website hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.