Thường xuyên bị chóng mặt khi đứng dậy có nguy hiểm không?
admin 17/09/2021
Chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này xuất hiện ở mỗi người với tần suất khác nhau, có người chỉ xuất hiện trong giây lát rồi hết. Tuy nhiên nếu tình trạng chóng mặt khi đứng dậy diễn ra thường xuyên, thì rất có thể đó là báo hiệu của một số vấn đề về sức khỏe của bạn. Bài viết sau sẽ giúp bạn có được những thông tin tham khảo xung quanh hiện tượng này.
1. Tại sao lại chóng mặt khi đứng dậy?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống như:
1.1. Chóng mặt do thiếu máu
Xem thêm: Giải tỏa căng thẳng – “Quả bom nổ chậm” ngày giãn cách
Những người thiếu máu có thể dễ bị chóng mặt nếu họ đột ngột đứng lên quá nhanh. Trong trường hợp bình thường, máu chảy từ tim đến các cơ quan trong cơ thể và sau đó trở lại tim. Khi đứng, máu ở chân phải chống lại trọng lực để về tim.
Nếu bạn đứng lên quá nhanh, tim sẽ không kịp thích ứng để bơm thêm máu, dẫn đến huyết áp giảm nhanh chóng. Không chỉ vậy, lưu lượng máu giảm còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não, dễ sinh ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, …
1.2. Hạ huyết áp tư thế
Đối với người trung niên, hạ huyết áp tư thế còn có thể gây té ngã, ngất xỉu, chấn thương. Trong những tình huống này, tốt nhất bạn nên tránh thay đổi tư thế đột ngột từ tư thế ngồi hoặc nằm sang đứng, thay vào đó hãy thực hiện từ từ.
Xem thêm: Một số điều bạn cần biết về bệnh cao huyết áp (P1)
1.3. Thoái hóa đốt sống cổ
Ít vận động hoặc tập luyện không đúng tư thế dễ khiến đốt sống cổ bị thoái hóa gây ra đau nhức từ gáy lên đầu hoặc từ cổ xuống vai. Lúc đầu, người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ chỉ cảm thấy chóng mặt khi đứng, nhưng càng để lâu thì khả năng tuần hoàn máu càng bị gián đoạn và khiến tay tê mỏi, yếu ớt.
1.4. Rối loạn tiền đình
Đây là triệu chứng thường gặp với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng khi đứng dậy đột ngột. Tiền đình có vai trò điều hòa sự cân bằng của cơ thể. Rối loạn tiền đình xảy ra do mọi người thường xuyên phải chịu áp lực trong công việc và cuộc sống hàng ngày. So với dân số chung, những người bị rối loạn tiền đình có nguy cơ đột quỵ cao hơn rất nhiều.
1.5 Các vấn đề liên quan đến tim gây ra chóng mặt
Tất cả các vấn đề về tim mạch đều gây chóng mặt khi đứng dậy vì nó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và lưu thông máu lên não. Những người này cũng gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như đổ mồ hôi nhiều, đau đầu và ù tai.
1.6 Các vấn đề về hệ hô hấp
Các vấn đề về đường hô hấp do xung huyết phổi, phù phổi, hen suyễn,… sẽ gây choáng khi đứng lên. Do lúc đó cơ thể không được cung cấp đủ oxy, hệ hô hấp không thể hoạt động bình thường.
2. Bị chóng mặt khi đứng dậy phải làm sao?
Tóm lại, chóng mặt khi đứng dậy không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng báo trước nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe.
Khi đứng lên mà bị chóng mặt, hãy đứng yên, nhắm mắt, tìm chỗ để nắm tay, giữ thăng bằng hoặc ngồi xổm xuống. Điều này không chỉ tránh nguy cơ té ngã mà còn tạo điều kiện cho máu có thời gian đến tim và não.
Trước khi đứng dậy, nếu đang nằm, bạn hãy lật người ngồi dậy nhẹ nhàng khoảng 10 giây rồi đứng dậy từ từ. Điều này giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và thích nghi trước khi đổi tư thế, giúp tuần hoàn máu ổn định hơn và giảm nguy cơ bị chóng mặt.
Uống ít nhất 1,5-2 lít nước mỗi ngày để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Khi uống nước, bạn nên uống từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục, uống quá nhiều một lúc. Bổ sung nước còn giúp tránh tình trạng thiếu oxy trong tế bào não, từ đó giảm thiểu nguy cơ chóng mặt khi đứng dậy đột ngột.
Chúng tôi nhắc lại rằng hầu hết các tình trạng chóng mặt không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài có thể do nguyên nhân bên trong cơ thể, cảnh báo sức khỏe có vấn đề.
Để tham khảo các khóa học chăm sóc sức khỏe của Trung tâm VMC, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!