Các giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong giai đoạn dịch COVID-19

admin 28/07/2021

Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là cách để chúng ta đảm bảo một cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đây cũng là vấn đề cần được nhấn mạnh trong các chủ trương, chính sách của chính phủ, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh covid 19. Điều trị bệnh luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe của con người nhưng việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe chủ động lại đảm bảo làm giảm tỷ lệ bệnh tật, ốm đau, tiết kiệm nguồn ngân sách cho chính phủ đồng thời cho chính người bệnh. 

Một nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh rằng cứ mỗi một đô la được đầu tư vào các chương trình phòng ngừa sẽ giúp đất nước tiết kiệm 5,6 đô la phục vụ chăm sóc sức khỏe trong tương lai. Các chương trình phòng ngừa cũng giúp tối đa công suất của nền kinh tế khi thị trường hạn chế được sự gián đoạn do bệnh dịch hoặc các vấn đề sức khỏe từ người lao động. Nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng có mối tương quan đặc biệt giữa việc gia tăng chi tiêu cho y tế dự phòng và kết quả khả quan của hoạt động kinh tế. Vậy làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả? Những thông tin sau đây sẽ đề cập đến 3 giải pháp phòng bệnh chính yếu

chăm sóc sức khỏe

Tiêm chủng

Tiêm chủng là một trong các biện pháp phòng ngừa có ảnh hưởng lớn được các chính phủ ưu tiên, đặc biệt là trong khu vực ASEAN với tiền sử bệnh sởi. Năm 2019, WHO đã tuyên bố đại dịch sởi đang báo động ở 11 quốc gia trên thế giới, trong đó có 3 quốc gia trực thuộc Đông Nam Á là Thái Lan, Myanmar, Philippines. Giữa tháng Giêng và tháng Tư 2019, số ca mắc bệnh sởi ở Philippines tăng từ 6,641 lên 31,056 so với cùng kỳ năm trước (tăng 368%) dẫn đến tình trạng hệ thống nguồn lực cơ sở vật chất y tế quá tải, 3 bệnh nhân phải nằm chung một giường bệnh. Đại dịch này sau đó đã được kiểm soát nhờ vào chiến dịch nâng cao nhận thức về tiêm chủng với người dân. 

“Các chính phủ có thể ban hành nhiều luật khác nhau để nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất nằm ở việc thực thi, đi đôi với đo lường. Sức khỏe phải được đo lường dựa trên kết quả ”- Raymund Azurin, Phó Chủ tịch Cấp cao & Giám đốc Khu vực Philippines, Zuellig Pharma Châu Á Thái Bình Dương nhấn mạnh. 

Tiêm chủng ước tính có thể cứu sống 2 – 3 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới

Tiêm chủng cũng sẽ giảm nguy cơ kháng thuốc kháng sinh xảy ra do dùng sai thuốc kháng sinh (một nguy cơ có thể cướp đi sinh mạng của 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050). Các kết quả nghiên cứu của WHO ước tính rằng tiêm chủng tiến hành ở các nước thu nhập thấp/trung bình nhằm chống lại 10 căn bệnh có thể phòng ngừa có thể ngăn chặn 20 triệu ca tử vong ở trẻ em và tiết kiệm ngân sách 350 tỷ USD.

Tương tự như vậy các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng  đối với những người từ 50 tuổi trở lên được cung cấp vắc xin cộng hợp phế cầu khuẩn (Valent – 13)  GAVI (Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng) đã ước tính rằng kể từ khi họ ra mắt vào năm 2001 đã tạo nên một thế hệ lao động hiệu quả mang đến 820 tỷ USD lơi nhuận kinh tế.

Vai trò của việc tiêm vắc xin

Ngoài việc làm giảm chi phí điều trị, giảm sự thất thoát thu nhập của gia đình, vắc xin còn cải thiện sức khỏe và nhận thức của con người. Các chương trình tiêm chủng được tăng cường sẽ giúp xã hội đạt đến trạng thái miễn dịch cộng đồng. Một số quốc gia đang đi đầu trong chiến dịch tiêm chủng, đại diện là Úc, Pháp, Singapor với chính sách vắc xin bắt buộc. Tại Úc, chính sách “No Jab, No Pay” (Không tiêm chủng, không hưởng lợi) được thi hành nhằm gắn liền các phúc lợi với tình trạng tiêm chủng của trẻ em. Các nước ASEAN có tỷ lệ tiêm chủng thấp như Philipines có thể xem xét để thực hiện các chính sách như vậy để gia tăng tỷ lệ tiêm chủng quốc gia. 

chăm sóc sức khỏe

Duy trì lối sống lành mạnh

Hiện nay các bệnh không lây nhiễm (Bệnh mãn tính, không lây và tiến triển dài, chậm- NCD) ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng lên ở các nước ASEAN. Chính vì vậy bên cạnh tiêm chủng phòng ngừa thì việc duy trì và thúc đẩy lối sống lành mạnh là cần thiết. Không có gì ngạc nhiên khi nguyên chính của các bệnh không lây nhiễm đến từ thói quen sử dụng thuốc lá, rượu, chế độ ăn uống không hợp lý, không rèn luyện thể chất… Do đó, duy trì lối sống lành mạnh chính là một cách phòng ngừa tốt nhất để giúp cơ thể tránh khỏi các bệnh NCD và phải bắt đầu từ khi còn trẻ.

Thực trạng chăm sóc sức khỏe tại Singapore

Singapore đã khá chủ động và nghiêm túc trong việc nâng cao nhận thức của người dân trong cách chăm sóc sức khỏe chủ động này vì thực trạng đây một quốc gia có tỷ lệ người dân mắc bệnh tiểu đường cao thứ 2 trong số các nước phát triển, mỗi năm phải tốn khoảng 787 triệu USD chi phí điều trị và ước tính đến năm 2050 con số này sẽ lên 1.8 tỷ USD. Để giảm bớt các con số này, chính phủ đã phát động chiến dịch “Hơn cả chăm sóc sức khỏe để khỏe mạnh” nhằm thúc đẩy lối sống lành mạnh của người dân. Những nỗ lực liên quan đã được chuyển tải thông qua Ủy ban nâng cao sức khỏe (HPB) Singapore với các biện pháp cụ thể như: cung cấp nhiều lựa chọn thực phẩm hơn tại các trung tâm hàng rong (chợ có mái che), xây dựng không gian hoạt động thể chất sáng tạo cho người cao tuổi, phát động chương trình “National Steps Challenge ” nhằm kêu gọi người dân tham gia để nhận phần thưởng nhờ công cụ theo dõi số bước chân được cài đặt miễn phí. 

Phát hiện và chẩn đoán sớm

Hỗ trợ người dân điều trị kịp thời và tránh các trường hợp bệnh tiến triển phức tạp là một đầu tư đáng giá đối với tất cả hệ thống y tế. Các nghiên cứu của WHO chỉ ra rằng mỗi năm có 8.8 triệu người chết vì ung thư và phấn lớn đều tới từ các nước thu nhập thấp và trung bình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao có thể là do chẩn đoán muộn. Đặc biệt là đối với các bệnh ung thư phổ biến- ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng – nếu chẩn đoán sớm sẽ cải thiện khả năng sống sót và hạ thấp chi phí điều trị.

Các nước ASEAN cần phải nâng cao nhận thức cộng đồng về các triệu chứng bệnh chính và khuyến khích mọi người liên hệ để được giúp đỡ. Các chính phủ cũng phải trang bị cho hệ thống y tế công và đưa ra những chính sách kiểm soát nhằm đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo đủ năng lực chẩn đoán chính xác và kịp thời. Ví dụ, việc khám sức khỏe cộng đồng hàng loạt có thể được coi là tốn kém. Tuy nhiên, sàng lọc có mục tiêu, thông qua sử dụng các công cụ phân tích và kỹ thuật số đối với các phân khúc dân số có nguy cơ cao sẽ giúp giảm thiểu chi phí..

Một lần nữa, các chính phủ cũng được khuyến khích cộng tác với khu vực tư nhân để đạt được hiệu quả tốt nhất. Một trong những bệnh viện tư nhân được thành lập ở ASEAN chia sẻ rằng họ cung cấp dịch vụ y tế miễn phí và thực hiện sàng lọc như một phần của các sáng kiến về ​​Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp về chăm sóc phòng ngừa. Từ đó, các bệnh viện quan sát thấy sự gia tăng 40% số lượt đăng ký, 10% trong số đó phát hiện các vấn đề sức khỏe cần can thiệp sớm.

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.