Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không?

admin 28/07/2021

Khi tiêm vắc xin, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau như sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, đau sưng tại chỗ tiêm,… Để giảm bớt tình trạng này thì ngoài việc theo dõi, chúng ta cần chú ý chăm sóc sức khỏe, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh. Vậy “Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 không?”, hãy cùng VMC tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca tại Việt Nam

Bộ Y tế đã duyệt nhiều loại vắc xin và có kế hoạch đặt mua từ nước ngoài, tích cực tổ chức công tác tăng cường tiêm chủng nhằm đạt mục tiêu 150 triệu mũi vắc xin COVID-19 cho 75% người dân Việt Nam trong năm 2021. Do đó, thời gian tới, ngoài AstraZeneca còn có vắc xin của các nhà sản xuất khác được đưa vào tiêm chủng.

Tại buổi tập huấn nhằm đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố do Bộ Y tế tổ chức. Chuyên gia Viện vệ sinh dịch tễ TW cho biết ghi nhận sau 3 tháng tiêm vắc xin AstraZeneca từ ngày 8/3/2021, đã có các trường hợp nhập viện theo dõi điều trị do sốt cao.

Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không

Tiêm vắc xin COVID-19 có an toàn không?

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, phó Viện trưởng Viện dịch tễ TW khuyến cáo, vắc xin COVID-19 cũng như bất kì loại vắc xin nào khác. Khi tiêm sẽ xảy ra một số phản ứng nhất định. Đây là phản ứng thông thường để cơ thể đáp ứng sinh miễn dịch bảo vệ phòng bệnh. Có thể gặp phản ứng nặng và đe dọa sức khỏe tính mạng người tiêm chủng nếu không được xử trí kịp thời. 

Tại Việt Nam, có khoảng 14-20% người tiêm có phản ứng sau tiêm. Một số phản ứng nặng như phản ứng phản vệ sau tiêm đã xảy ra. Trong các trường hợp này, các cơ sở y tế đã tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế về xử trí phản ứng nặng sau tiêm chủng. 

Do đó, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị người được tiêm ở lại theo dõi sức khỏe tại điểm tiêm trong vòng 30 phút sau tiêm để cán bộ y tế có thể phát hiện kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng. Sau khi rời điểm tiêm, người tiêm chủng cần theo dõi chặt chẽ tại nhà hoặc nơi làm việc trong vòng 7 ngày sau tiêm.

Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không

Xem thêm:

Tiêm vắc xin COVID-19 có bị sốt không?

Sốt là một trong những biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Cụ thể với vắc xin AstraZeneca – loại vắc xin được tiêm tại nhiều tỉnh, thành phố của nước ta với gần 3 triệu mũi tiêm tính đến ngày 26/06/2021. Nhà sản xuất khuyến cáo: Sốt nhẹ và phổ biến là sốt trên 38 độ C là một trong những phản ứng rất phổ biến, trên 10% người tiêm có biểu hiện này. 

Thực nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất AstraZeneca cũng cho thấy tỷ lệ người sau tiêm có sốt, ớn lạnh lên tới trên 30%, có một vài trường hợp sốt cao. Đây là cách cơ thể phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1 đến 2 ngày sau khi tiêm. Do đó, người đi tiêm không nên quá lo lắng khi có biểu hiện này. 

Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không

Tiêm vắc xin COVID-19 bị sốt nên làm gì?

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn cũng cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý trước tình trạng mệt mỏi do tác dụng phụ sau tiêm. Bạn nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. 

Sau khi tiêm vắc xin, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể là việc rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, … để cung cấp lượng vitamin A, C cần thiết cho cơ thể.

Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không?

Các bác sĩ khuyến cáo, sau khi tiêm vắc xin COVID-19, người tiêm bị sốt cao trên 38,5 độ C hoặc đau nhiều thì có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau như: Panadol, Hapacol 650, Paracetamol, Efferalgan 4 – 6 giờ 1 lần theo hướng dẫn của cán bộ y tế tại điểm tiêm chủng. 

Sau khi tiêm, việc uống hay không uống thuốc giảm đau hạ sốt đều không ảnh hưởng đến việc sinh miễn dịch của vắc xin phòng COVID-19.

Tuy nhiên, sau khi uống thuốc hạ sốt mà tình trạng sốt không giảm (trên 39 độ C) thì bạn cần liên hệ ngay với bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn xử trí kịp thời.

Hi vọng với bài viết trên, Trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khỏe VMC Việt Nam đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi: “Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không?”.  Trung tâm VMC luôn đồng hành cùng các bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe, cùng chung tay phòng chống đại dịch COVID-19. 

Để tìm hiểu thêm về các phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động, vui lòng xem thêm tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.