Giải mã các huyệt vùng cổ gáy và bài tập giảm đau cổ vai gáy hiệu quả
admin 21/11/2022
Đau mỏi cổ vai gáy là tình trạng phổ biến hay gặp ở nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên mang vác nặng trên vai và nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ ít vận động. Điều may mắn là xoa bóp và bấm các huyệt vùng cổ vai gáy sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, mọi người hoàn toàn có thể tìm hiểu và áp dụng các BÀI TẬP GIẢM ĐAU CỔ VAI GÁY tại nhà để cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.
Các huyệt vùng cổ gáy giúp giảm đau hiệu quả
Vùng cổ vai gáy trên cơ thể người có rất nhiều huyệt vị khác nhau, trong đó có những huyệt vị rất quan trọng. Tác động, xoa bóp bấm huyệt vào những huyệt vị này được cho là có tác dụng giảm đau và cải thiện tình trạng sức khỏe rất tốt.
Huyệt Thiên trụ
Vị trí huyệt Thiên trụ nằm phía sau gáy, ngay dưới hộp sọ và đối xứng hai bên rãnh sau gáy nên rất dễ tìm. Bấm huyệt Thiên trụ có tác dụng giúp thư giãn các cơ, giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện tình trạng đau mỏi cổ vai gáy, giảm chứng mỏi mắt và nghẹt mũi do viêm xoang.
>> XEM THÊM: Sáng ngủ dậy bị đau cổ vai gáy – Nguyên nhân và 4 cách giúp giảm đau cổ vai gáy
Huyệt Đại chùy
Huyệt Đại chùy là một trong các huyệt vùng cổ gáy nằm ở ngay dưới đầu mỏm gai đốt sống cổ thứ 7 nên rất dễ xác định. Bấm huyệt này có tác dụng giảm đau mỏi cổ vai gáy và cải thiện triệu chứng đau đầu, cảm cúm, sổ mũi, khó thở hiệu quả.
Huyệt Phong trì
Vị trí huyệt Phong trì nằm ở chỗ lõm phía dưới xương chẩm (đáy hộp sọ, ở phía ngoài hai khối cơ vùng gáy), mỗi bên có 1 huyệt đối xứng với nhau. Khi ấn vào huyệt này sẽ có cảm giác tê tức.
Bấm huyệt Phong trì có tác dụng kích thích khả năng tuần hoàn máu, tăng chức năng vận động của các dây thần kinh và não bộ. Nhờ đó, các cơ vùng cổ vai gáy sẽ được tiếp thêm máu sẽ trở nên mềm dẻo và hoạt động linh hoạt hơn.
Ngoài ra, bấm huyệt Phong trì còn giúp xoa dịu các cơn đau đầu chóng mặt, rối loạn tiền đình, đau dây thần kinh số 5 và chứng yếu cơ vai thường thấy ở người từ 50 tuổi trở lên.
Huyệt Kiên tỉnh
Huyệt Kiên tỉnh cũng là một trong các huyệt vùng cổ gáy nhưng nằm xa các huyệt vị còn lại. Nó nằm tại vị trí giữa mỏm gai đốt sống cổ số 7 và chỗ lõm mỏm cùng vai. Nếu có kiến thức hiểu biết về các huyệt vùng cổ gáy, bạn sẽ biết huyệt Kiên tỉnh là một trong những huyệt vị được nhắc đến đầu tiên với công dụng giảm chứng đau đầu, đau cổ vai gáy, cứng khớp cổ và bả vai, nổi hạch ở cổ và tai biến nhồi máu não.
THỰC HÀNH BẤM HUYỆT HẬU KHÊ GIÚP GIẢM ĐAU CỔ VAI GÁY
>> XEM THÊM CÁC VIDEO HỌC THỬ MIỄN PHÍ KHÁC TẠI: BẤM HUYỆT GIẢM ĐAU CỔ VAI GÁY
Huyệt Kiên trung du
Vị trí huyệt Kiên trung du nằm ngay dưới đốt sống cổ thứ 7, cách bả vai khoảng 2 thốn. Huyệt Kiên trung du nằm ngay trên đường động mạch, nối từ bàn tay, đi qua vai gáy, và nối liền đến não bộ. Do đó, bấm huyệt này có tác dụng giảm tình trạng tê bì cánh tay, đau mỏi cổ vai gáy rất hiệu quả.
>> XEM THÊM: Cách mát xa cho người đau vai gáy đúng và hiệu quả
Các bài tập giảm đau cổ vai gáy đơn giản hiệu quả
Khi bị đau mỏi cổ vai gáy, ngoài việc áp dụng thủ pháp xoa bóp bấm các huyệt vùng cổ gáy thì mọi người cũng có thể kết hợp với một số bài tập giảm đau cổ vai gáy để tăng hiệu quả.
Bài tập giảm đau cổ vai gáy tư thế luồn kim
- Bước 1: Chuẩn bị tư thế quỳ gập người lại giống tư thế em bé nằm úp trên mặt sàn.
- Bước 2: Nâng tay phải lên và hơi nghiêng người, luồn sang bên trái, lòng bàn tay ngửa lên.
- Bước 3: Chống tay trái xuống mặt sàn và kéo căng về phía sau.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong 30 giây, hít vào khi mở rộng ngực và thở ra khi căng vai.
- Bước 5: Trở lại tư thế ban đầu và lặp lại ở phía bên kia.
Bài tập giảm đau cổ vai gáy tư thế mèo – bò
Chuyển động chậm tư thế cột sống từ cong đến tròn là một trong những bài tập tốt nhất giúp bạn có thể làm cho lưng và cổ được thư giãn tốt.
Sử dụng bài tập này để vận động cột sống của bạn và giải phóng các nếp gấp hoặc tình trạng đau cứng ở cổ và lưng của bạn.
- Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế bò trên mặt sàn, hai đầu gối và lòng bàn tay tiếp xúc với mặt sàn tập.
- Bước 2: Đặt đầu gối và mắt cá chân thẳng với nhau, đầu gối mở rộng bằng hông. Lòng bàn tay xòe rộng
- Bước 3: Hít vào khi bạn cong cột sống, kéo ngực về phía trước và nâng cao mông lên phía trần nhà.
- Bước 4: Thở ra khi bạn cong cột sống lên trên lên cao và hóp bụng lại, nâng phần lưng trên về phía trần nhà.
Bài tập giảm đau cổ vai gáy tư thế nhân sư
Tư thế này giúp tăng cường sức mạnh cho cột sống và giúp kéo dài cơ vai của bạn.
- Bước 1: Nằm thẳng bụng, khuỷu tay đặt dưới vai, ép vào lòng bàn tay và cẳng tay.
- Bước 2: Siết chặt lưng dưới, mông và đùi để hỗ trợ bạn khi bạn nâng thân trên và đầu lên.
- Bước 3: Nhìn thẳng về phía trước và đảm bảo rằng bạn đang kéo dài cột sống của mình.
- Bước 4: Duy trì tư thế trong khoảng 2 phút sau đó trở tư thế ban đầu và lặp lại động tác.
>> XEM THÊM: Bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm được bác sĩ chia sẻ
Tư thế đứng uốn cong người về phía trước
- Bước 1: Chuẩn bị tư thế đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai
- Bước 2: Gập phần trên cơ thể về phía trước sao cho hai tay chạm bàn chân, đầu gối hơi uốn cong.
- Bước 3: Hóp cằm vào ngực và để đầu và cổ thư giãn hoàn toàn.
- Bước 4: Lắc đầu nhẹ nhàng từ bên này sang bên kia, từ trước ra sau hoặc tạo những vòng tròn nhẹ nhàng, giúp giải phóng tình trạng căng thẳng ở cổ và vai.
- Bước 5: Giữ tư thế này trong ít nhất 1 phút.
- Bước 6: Đưa cánh tay và đầu lên cuối cùng khi bạn đứng thẳng người trở lại.
Bài tập giảm đau cổ vai gáy tư thế em bé
- Bước 1: Từ tư thế quỳ, ngồi xuống trên gót chân của bạn và đưa đầu gối của bạn về vị trí thoải mái.
- Bước 2: Kéo dài cột sống về phía trước hai tay vươn qua đầu để có thể gập người về phía trước.
- Bước 3: Giữ cánh tay mở rộng phía trước để đỡ cổ, giúp giảm căng thẳng nhức đầu.
- Bước 4: Hít thở sâu và tập trung vào việc loại bỏ bất kỳ căng thẳng hoặc gò bó nào bạn đang giữ trong cơ thể.
- Bước 5: Thư giãn trong tư thế này trong vài phút.
>> XEM THÊM: Yoga cho người mới bắt đầu: Những kiến thức nhập môn
Một số vấn đề cần lưu ý khi xoa bóp các huyệt vùng cổ gáy
Xoa bóp bấm huyệt các huyệt vùng cổ vai gáy được thiết kế cho việc hỗ giảm đau vai gáy hiệu quả. Để tăng hiệu quả của của các bài tập giảm đau cổ vai gáy, khi thực hiện, mọi người cần chú ý một số vấn đề sau:
- Thứ nhất: Hãy nhớ rằng cơ thể của bạn thay đổi theo từng ngày. Điều chỉnh cách xoa bóp bấm huyệt và luyện tập giảm đau cổ vai gáy của bạn khi cần thiết và tránh các tư thế gây đau hoặc khó chịu.
- Thứ 2: Cho phép hơi thở hướng dẫn chuyển động của cơ thể để di chuyển chậm và uyển chuyển, không thúc ép hoặc ép bản thân vào bất kỳ vị trí nào.
- Thứ 3: Nếu bạn chưa quen với các bài tập giảm đau cổ vai gáy, hãy thử tham gia một vài lớp học xoa bóp bấm huyệt, yoga dành cho người mới bắt đầu. Nếu không thể, bạn có thể tham gia các lớp học có hướng dẫn trực tuyến.
- Thứ 4: Khi bạn đã có kinh nghiệm, có thể thay đổi các bài tập giảm đau cổ vai gáy với mức độ khó cao hơn, nhanh và mạnh.
- Thứ 5: Tận hưởng quá trình luyện tập, xoa bóp bấm huyệt và thư giãn bản thân ở bất kỳ thời điểm nào bạn thấy thích hợp.
- Thứ 6: Tập trung vào kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt các huyệt vùng cổ vai gáy và các bài tập giảm đau cổ vai gáy ít nhất 10 – 20 phút mỗi ngày, ngay cả khi chỉ để thư giãn ở một vài tư thế nghỉ ngơi.
Kết luận
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người có thêm những hiểu biết về các huyệt vùng cổ gáy và cách giảm đau cổ vai gáy bằng các bài tập hiệu quả. Từ đó có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất khi thời gian và tuổi tác không bỏ quên một ai.