Các mức độ trầm cảm và phương pháp phù hợp giúp bạn vượt qua trầm cảm

Lê Thanh Hiền 31/07/2022

Trầm cảm là vấn đề sức khỏe tâm lý phổ biến. Nó có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người mắc phải nếu không được kịp thời quan tâm, trị liệu. Trầm cảm có nhiều mức độ khác nhau tương ứng với các biểu hiện nặng, nhẹ. Vậy trầm cảm thường có các giai đoạn nào, phương pháp trị liệu trầm cảm?

Trầm cảm là gì?

Các mức độ trầm cảm

Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe của tâm lý, thể hiện ra bằng việc ức chế các hoạt động tâm thần. Thường sẽ có các dấu hiện như: Mất dần đi tất cả sự quan tâm hoặc hứng thú, khí sắc trầm, năng lượng giảm dần dẫn tới việc tăng sự mệt mỏi và hoạt động giảm,… tồn tại tối thiểu khoảng 2 tuần.

Ngoài ra, trầm cảm còn có các biểu hiện khác như: Giảm sự chú ý tập trung, giảm tính tự trọng và sự tự tin, suy nghĩ cảm thấy tội lỗi, không xứng đáng, bi quan khi nghĩ đến tương lai, có hành vi tự làm tổn hại cơ thể mình, ăn không ngon miệng, giấc ngủ rối loạn, …
Trầm cảm được gây ra do nhiều nguyên nhân khách nhau, chia làm 3 loại: Trầm cảm nội sinh, trầm cảm thực tổn và trầm cảm tâm sinh.

>> Xem thêm: Trầm cảm cười là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm cười

Các mức độ trầm cảm

Trầm cảm có mấy mức độ? Các mức độ của trầm cảm được chia loại dựa trên: Triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và số lần xuất hiện.

Trầm cảm mức độ 1 – cấp độ 1

Các mức độ trầm cảm

Trầm mức độ 1 hay còn gọi là trầm cảm nhẹ. Những biểu hiện này có thể diễn ra trong nhiều ngày, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt bình thường. Thế giới của người trầm cảm sẽ có một số các biểu hiện sau:

  • Tức giận, dễ nổi cáu, khó chịu
  • Luôn có cảm giác tuyệt vọng, tội lỗi
  • Tự ti
  • Mất dần hứng thú với các hoạt động yêu thích
  • Khó tập trung
  • Thiếu động lực
  • Lười, giao tiếp với mọi người
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mệt mỏi
  • Rối loạn ăn uống
  • Cân nặng thay đổi.

Những biểu hiện tâm lý ở mức độ trầm cảm này thường là nhẹ, ít được mọi người chú ý. Rất dễ khiến bạn hiểu lầm mình đang mắc phải vấn đề sức khỏe khác.

Trầm cảm mức độ 1 có thể được kiểm soát được bằng các phương pháp như: Điều chỉnh lại lối sống, phương pháp đối thoại,… Tuy nhiên, nếu như bạn không có những phương pháp kịp thời thì trầm cảm mức độ 1 sẽ không thể tự biến mất. Nó có thể phát triển thành dạng nặng hơn.

Nếu các biểu hiện trên kéo dài, lặp lại với tần suất trung bình 4 ngày/tuần và liên tục như thế trong khoảng 2 năm thì bạn có thể đang mắc phải chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng. Lúc này, bạn thực sự cần nhờ tới sự trợ giúp của chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

Trầm cảm mức độ 2 – cấp độ 2

Các mức độ trầm cảm

Mức độ trầm cảm 2 được phát triển từ mức độ trầm cảm 1. Trầm cảm mức độ 2 có những biểu hiện gần giống với trầm cảm nhẹ nhưng nặng hơn. Ngoài ra, trầm cảm mức độ 2 còn có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như:

  • Lòng tự trọng rất dễ bị tổn thương
  • Giảm dần khả năng làm việc;
  • Cảm thấy tự ti về bản thân, nghĩ mình không có giá trị;
  • Nhạy cảm;
  • Lo lắng thái quá.

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa trầm mức độ 2 và trầm cảm mức độ 1 là các biểu hiện trở nên nghiêm trọng hơn. Ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc gia đình, giao tiếp với xã hội, khả năng làm việc,. Chính vì thế, trầm cảm mức độ 2 sẽ dễ nhận biết hơn. Khi bạn được xác định mắc trầm cảm mức độ 2, bạn sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp tâm lý hoặc thực phẩm chức năng chống trầm cảm.

Trầm cảm mức độ 3, giai đoạn trầm cảm muộn, nặng, không kèm loạn thần

Trong các mức độ trầm cảm mức độ nào có ảnh hưởng nguy hiểm nhất? Đó chính là mức độ trầm cảm 3 hay được gọi là trầm cảm nặng, không kèm loạn thần. Trầm cảm mức độ 3 có các biểu hiện nghiêm trọng và rất đáng chú ý. Ở mức độ này người thân cũng hoàn toàn có thể phát hiện được. Các biểu hiện thường gặp như:

  • Tâm trạng buồn bã, mệt mỏi kéo dài;
  • Dễ bị kích động hoặc hoạt động chậm chạp;
  • Luôn tự ti;
  • Cảm thấy có lỗi và bản thân vô dụng;
  • Tự làm chính bản thân tổn thương hoặc tổn thương người xung quanh;
  • Có thể suy nghĩ đến việc muốn t.ự t.ử hoặc hành vi t.ự t.ử

Mức độ trầm cảm 4- trầm cảm nặng có kèm loạn thần

Các mức độ trầm cảm

Người mắc phải trầm cảm kèm theo những biểu hiện như xuất hiện ảo giác, hoang tưởng như: nghe thấy âm thanh, tiếng nói lạ hoặc tưởng tượng sắp xảy ra tai họa,…
Trầm cảm mức độ 4 hoặc trầm cảm kèm loạn thần cần có sự can thiệp từ y tế càng sớm càng tốt. Khi người mắc trầm cảm có những biểu hiện loạn thần hoặc những hành vi tự tổn thương bản thân, ý định t.ự s.á.t, người đó cần được thăm khám các chuyên khoa sức khỏe tâm thần ngay.

Sức khỏe tinh thần dường như luôn kém được quan tâm và chú ý. Mọi người thường cho đó là một điều nhạy cảm và rất khó để tìm kiếm các giải pháp từ những người xung quanh hoặc y, bác sĩ. Tuy vậy, trầm cảm hủy hoại con người nặng nề hơn rất nhiều. Và bạn cần phải nhận biết kịp thời các dấu hiệu trên và nhanh chóng tìm cho mình một phương thức chữa lành phù hợp.

Kết luận

Bài viết trên đây là giải đáp cho vấn đề các mức độ trầm cảm và phương pháp trị liệu . Khi bạn có những biểu hiện trầm cảm, bạn nên chia sẻ ngay tình trạng của bản thân với người mọi người để nhận được sự giúp đỡ. Khi được xác định đúng, bạn sẽ được tiếp cận với các phương pháp trị liệu giúp bạn thoát khỏi trầm cảm và dần trở lại cuộc sống vui vẻ, yêu đời, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát stress dựa trên các phương pháp Y học cổ truyền cũng đang được ứng dụng rất rộng rãi. Tính An toàn, dễ thực hiện, có hiệu quả được Bác sĩ CKI Y học cổ truyền đánh giá rất cao.

Khóa học “Kiểm soát stress bằng Y học cổ truyền” sẽ giúp bạn tìm ra một lối thoát cho các vấn đề tâm lý và thể chất, dựa trên nguyên lý chữa lành từ chính cơ thể bạn.

Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn về các khóa học miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại. Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.