Dấu hiệu sức đề kháng yếu – Biểu hiện và các phương pháp tăng cường sức đề kháng

Lê Thanh Hiền 31/07/2022

Sức đề kháng yếu là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho cơ thể của bạn. Việc tăng cường sức để kháng giúp cơ thể bạn chống chọi lại các vấn đề sức khỏe hiệu quả đặc biệt là trong các giai đoạn chuyển mùa. Vậy đâu là dấu hiệu sức đề kháng yếu, phương pháp để khắc phục như thế nào?

Các dấu hiệu sức đề kháng yếu

Cơ thể trở nên dễ mắc bệnh

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho thấy sức đề kháng của cơ thể bạn đang yếu. Nếu trong giai đoạn virus phổ biến, bạn sẽ là người có nguy cơ bị nhiễm virus rất cao. Trung bình người bình thường sẽ bị cảm lạnh khoảng từ 2-4 lần trong năm. Nếu số lần bị cảm lạnh của bạn nhiều hơn thì có thể sức đề kháng của cơ thể bạn đang yếu. Khi đó, hãy tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bạn bằng cách có một chế độ ăn uống đầy đủ, lành mạnh, luyện tập thể dục và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Dạ dày, đường ruột gặp vấn đề

Dấu hiệu sức đề kháng yếu

Khi cơ thể bạn thường xuyên gặp phải các vấn đề không tốt về dạ dày, đường ruột, tiêu hóa,… đó chính là lời cảnh báo của cơ thể bạn rằng sức đề kháng của bạn đang yếu. Các vi khuẩn trong đường ruột bị mất cân bằng, không đủ khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Từ đó dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa: rối loạn, đau,…

>> Xem thêm: Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường hệ miễn dịch

Khô da, da sạm

Dấu hiệu sức đề kháng yếu

Sức đề kháng yếu sẽ làm cho việc bài tiết của cơ thể bạn chậm hơn bình thường. Điều đó làm tích tụ những độc tố trên da khiến da bạn khô và sạm hơn.

Cảm thấy dễ bị căng thẳng

Sức đề kháng của cơ thể suy yếu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần của bạn. Bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có tinh thần làm việc. Bạn rơi vào tình trạng luôn mất tập trung và muốn ngủ gần như toàn bộ thời gian trong ngày.

Các nguyên nhân làm sức đề kháng yếu

Ô nhiễm không khí

Dấu hiệu sức đề kháng yếu

Ngày nay ngành công nghiệp đang dần phát triển mạnh kéo theo sự gia tăng rất nhanh của lượng Cacbon trong không khí. Khí thải từ ô tô, xe máy cũng làm không khí trở nên ô nhiễm trầm trọng hơn. Khi hít phải lượng lớn khói bụi, hóa chất này sẽ làm phổi bạn nhiễm bẩn. Đó chính là nguyên nhân làm các tế bào của hệ miễn dịch bị tiêu diệt và làm giảm hệ miễn dịch.

Áp lực trong công việc

Áp lực, căng thẳng trong công việc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không lành mạnh,… là một trong những nguyên nhân làm sức đề kháng yếu đi. Để nâng cao sức đề kháng, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao thường xuyên.

Uống ít nước

Nước giúp cơ thể bạn nhanh chóng thanh lọc những độc tố gây hại. Việc bạn uống quá ít nước trong ngày cũng là nguyên nhân làm sức đề kháng của cơ thể bạn dần suy giảm.
Để kiểm tra cơ thể bạn có được cung cấp đủ lượng nước hay không, hãy chú ý quan sát màu của nước tiểu. Nếu nước tiểu càng sậm màu chứng tỏ cơ thể bạn chưa được cung cấp đủ lượng nước cần thiết và ngược lại.

>> Xem thêm: Hệ miễn dịch quá mạnh liệu có giúp cơ thể trở thành “mình đồng da sắt”

Các phương pháp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể

Vitamin C

Dấu hiệu sức đề kháng yếu

Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ tốt cho miễn dịch. Một số tế bào cơ thể ví dụ như thực bào rất cần vitamin C để có thể thực hiện được chức năng. Vitamin C còn được chứng minh có khả năng ngăn ngừa, trị liệu các vấn đề nhiễm trùng trong cơ thể.
Những loại trái cây chứa nhiều vitamin C bạn nên bổ xung trong thực đơn ăn uống hằng ngày như: xoài, họ cam quýt, đu đủ,… Tuy nhiên hãy lưu ý rằng bạn không bổ sung quá 2.000 mg/ngày. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn.

Giữ đường ruột khỏe mạnh

Đường ruột là nơi chứa các vi khuẩn lợi, hại đồng thời chính là trung tâm của hệ thống miễn dịch. Do đó, muốn cải thiện sức đề kháng, bạn phải duy trì tốt mức độ vi khuẩn lợi giúp ngăn chặn tốt các vi khuẩn hại phát triển. Nếu bạn để các lợi khuẩn trong cơ thể suy giảm, các vi khuẩn xấu sẽ có điều kiện để hoành hành. Từ đó làm hệ miễn dịch của bạn yếu dần.

Giảm stress, căng thẳng

Giam stress cang thang giup tang cuong he mien dich

Các nghiên cứu đã chứng minh tâm trạng và cơ thể luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc để tâm trạng căng thẳng kéo dài rất dễ làm bạn gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Do đó, hãy hạn chế sự căng thẳng, mệt mỏi hàng ngày. Giữ tâm lý luôn vui vẻ, ổn định là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tuyệt vời cho hệ miễn dịch của bạn.

>> Xem thêm: Hệ miễn dịch của cơ thể – Nâng cấp ngay với 5 huyệt đạo có sẵn

Xoa bóp, bấm huyệt bằng Y học cổ truyền để làm sạch hệ miễn dịch

Trong Y học cổ truyền đã nói về hệ miễn dịch qua Nguyên khí và Vệ khí. Nguyên khí giúp cơ thể chúng ta tự sửa chữa và phục hồi còn Vệ khí giúp bảo vệ cơ thể. Trong khoá học ”Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng bằng Y học cổ truyền” sẽ giúp bạn học tập và thực hành các kĩ thuật giúp nâng cao Vệ Khí và Nguyên khí giúp tăng cường sức đề kháng.

Những bài tập lý thuyết và thực hành bạn không thể tìm kiếm được ở bất kì đâu, bởi đây là chính những kinh nghiệm thực tế của giảng viên, được đúc rút và tổng hợp từ nhiều nguồn kiến thức cổ truyền. Từ đó giúp bạn cũng như người thân trong gia đình nâng cao được sức khỏe một cách toàn diện và từ gốc rễ.

Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn về các khóa học miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại. Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.