Hiểu hơn về đàn bầu bằng việc khám phá các nốt trên đàn bầu
admin 16/06/2023
Đàn bầu được biết đến là một loại nhạc cụ được yêu thích hàng đầu tại Việt Nam bởi âm thanh sâu lắng đầy cảm xúc mà nó mang lại. Tuy nhiên, để có thể chơi thành thạo loại đàn này thì bạn cần phải tìm hiểu những thông tin liên quan đến các nốt trên đàn bầu. Vậy đàn bầu bao gồm những nốt nào? Hãy cùng Trung tâm VMC tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung bài viết sau bạn nhé!
1. Giới thiệu đôi nét về đàn bầu
Đàn bầu là một trong những loại đàn một dây đặc biệt và được chơi phổ biến tại Việt Nam. Trong hầu hết các nhạc cụ đang tồn tại ở nước ta thì đàn bầu chính là nhạc cụ thuần việt nhất. Với âm hưởng du dương, trầm lắng, nó được ví như là một biểu tượng độc đáo của dân tộc cũng như văn hóa Việt Nam.
Ở Việt Nam, đàn bầu đã có từ hàng ngàn năm trước đây, hơn nữa nó còn được xuất hiện trong rất nhiều câu chuyện cổ tích và được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Không giống như các loại nhạc cụ khác, đàn bầu được thiết kế không có phím mà chỉ có 1 dây duy nhất. Cần đàn là bộ phận chính giúp tạo ra những bản nhạc với độ cao trầm bổng khác nhau.
>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Đàn tranh có bao nhiêu dây?
2. Khám phá về các nốt trên đàn bầu
Như đã đề cập, trên đàn bầu không có phím như đàn piano, organ,… mà nó chỉ được thiết kế với một sợi dây duy nhất. Vì thế, những nốt trên cần đàn được coi như phần cung phím của đàn bầu.
Để xác định được các nốt trên nhạc cụ này thường sẽ không phải là điều dễ dàng đặc biệt đối với những người tự học đàn bầu. Thông thường, khoảng cách từ cần đàn đến ngựa đàn sẽ được chia thành 6 điểm nốt và mỗi điểm này sẽ tượng trưng cho vị trí của một nốt nhạc.
Để dễ hiểu, bạn có thể coi dây đàn là đoạn thẳng AB và trung điểm của đoạn thẳng này được gọi là O. Khi bạn gảy đàn tại điểm O thì âm Đô 1 sẽ phát ra, tương tự như vậy chúng ta sẽ có những nốt trong khoảng cách từ A đến B, cụ thể:
- Nốt Sol 1 ở vị trí 1/3 dây
- Nốt Đô 2 ở vị trí ¼ dây
- Nốt Mi 2 ở vị trí 1/5 dây
- Nốt Sol 2 ở vị trí 1/6 dây
- Nốt Si giáng ở vị trí 1/7 dây
- Nốt Đô 3 ở vị trí 1/8 dây
Trên đây là 6 nốt thông dụng nhất của đàn bầu, tuy nhiên trong một vài trường hợp người ta còn có thể tạo ra âm bằng cách gảy dây buông. Với cách này thường người ta sẽ lựa chọn gảy ở vị trí gần ngựa đàn chứ không gảy tại các điểm định âm bồi.
>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Tự học đàn bầu có khó không
3. Hướng dẫn sử dụng que gảy đàn bầu
Sau khi đã xác định được các nốt trên đàn bầu thì việc tiếp theo bạn cần nắm được đó là cách sử dụng que gảy trên đàn. Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt.
Để cầm que đúng cách bạn phải cầm que bằng tay phải và cầm que về phía lòng bàn tay sao cho hướng của nó hơi chếch lên so với chiều ngang của dây đàn. Que đàn này sẽ nằm trên 2 đốt tay của ngón trỏ và giữa còn đốt đầu tiên của ngón cái sẽ làm nhiệm vụ giữ que đàn sao cho phần đầu nhỏ của que hơi nhô ra khoảng 1,5cm. Để có được bội âm trong quá trình gảy đàn thì ta chỉ cần đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm và hất nhẹ que gảy.
Kỹ thuật diễn tấu đàn bầu cho người mới bắt đầu
Gồm 2 chương lý thuyết và 4 chương thực hành. Lý thuyết về đàn bầu, về âm nhạc, kỹ thuật chơi đàn, được chắt lọc theo cách nền tảng và cơ bản nhất
Tổng kết
Với nội dung về các nốt trên đàn bầu trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình học chơi loại nhạc cụ này. Chúc bạn có thể nhanh chóng chinh phục được loại đàn này để có thể chơi những bản nhạc đầy cảm xúc và sâu lắng.
Tham khảo: nhaccutienmanh.vn, cuahangnhaccu.vn