Thiếu máu có triệu chứng gì có thể nhận biết được?

admin 18/06/2023

Thiếu máu được định nghĩa là số lượng tế bào hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Trong xét nghiệm máu thông thường, thiếu máu được báo cáo là huyết sắc tố hoặc hematocrit thấp. Như vậy, có thể phát hiện tình trạng thiếu máu nhờ can thiệp xét nghiệm. Vậy thiếu máu có triệu chứng gì về mặt lâm sàng không? Khi nào cần can thiệp y tế đối với tình trạng này? Cùng Trung tâm VMC theo dõi cụ thể câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Những nguyên nhân có thể dẫn đến thiếu máu thường gặp

Thiếu máu, một trong những tình trạng sức khỏe diễn ra tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, ước tính có 6% dân số bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Còn trên thế giới, có khoảng 1,6 tỷ người gặp tình trạng sức khỏe có liên quan đến thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phổ biến trong số đó là các nguyên nhân dưới đây.

1.1. Thiếu máu do mất máu – Nguyên nhân phổ biến nhất

thieu mau co trieu chung gi
Thiếu máu có triệu chứng gì

Chảy máu quá nhiều có thể làm giảm thể tích máu và số lượng hồng cầu, gây thiếu máu và các tổn thương khác cho cơ thể. Chảy máu do chấn thương là hiển nhiên và dễ cầm, nhưng có nhiều nguyên nhân khác gây chảy máu không rõ ràng như:

  • Viêm loét dạ dày, hành tá tràng, trĩ, xuất huyết tiêu hóa
  • Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và aspirin được sử dụng để giải quyết một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa kéo dài.
  • Chảy máu kinh nguyệt, đặc biệt là ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên, kéo dài.
  • Thiếu máu từ nguyên nhân tế bào hồng cầu bị phá hủy
  • Cơ thể sản xuất đủ tế bào hồng cầu để cung cấp máu, nhưng hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn, gây thiếu máu vì các nguyên nhân:
  • Lupus ban đỏ hệ thống cùng một số tình trạng sức khỏe về máu như xuất huyết giảm tiểu cầu;
  • Cơ thể bị nhiễm trùng dẫn tới sốc do độc tố của một số loại côn trùng, rắn, dùng thuốc.
  • Một số nguyên nhân sức khỏe như tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bỏng, khối u,..

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Thiếu máu ở trẻ sơ sinh

1.2. Thiếu máu từ nguyên nhân tế bào bị lỗi hoặc giảm sản xuất tế bào hồng cầu

Điều này có thể ngăn cơ thể tạo ra đủ tế bào hồng cầu hoặc gây ra những bất thường trong cấu trúc của tế bào hồng cầu khiến chúng không thực hiện được chức năng đã định. Điều này làm mất nguồn cung cấp oxy và máu dinh dưỡng cho cơ quan, làm suy yếu chức năng của cơ quan và thậm chí có thể dẫn đến chết tế bào, nguy hiểm hơn.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Thực hư về việc thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não

1.3. Thiếu máu do thiếu chất

thieu mau co trieu chung gi
Thiếu máu có triệu chứng gì

Một nguyên nhân phổ biến khác là thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để tạo ra huyết sắc tố, thành phần giúp các tế bào hồng cầu có thể đem oxy đến với những cơ quan khác nhau. Đến năm 2020, có khoản 3,35 triệu người Mỹ gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin cũng là một yếu tố dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, tình trạng thiếu máu xuất hiện cũng có thể do nhiễm độc chì, rối loạn hormone, các vấn đề về tủy xương, tế bào gốc,..

Cùng xem thiếu máu có triệu chứng gì để có những cách chăm sóc sức khỏe chủ động kịp thời nhé!

2. Thiếu máu có triệu chứng gì có thể quan sát được?

Nhìn chung, khó đi đến kết luận thiếu máu nếu chỉ quan sát các dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên, tạp chí Y học gia đình cũng đã có những thống kê về một số triệu chứng phổ biến mọi người có thể gặp phải nếu cơ thể thiếu máu.

2.1. Thiếu máu có triệu chứng gì phổ biến – Các vấn đề hô hấp và chóng mặt

thieu mau co trieu chung gi
Thiếu máu có triệu chứng gì

Khi bạn khỏe mạnh, oxy sẽ được cung cấp đầy đủ cho tim, cơ bắp và các cơ quan của bạn. Trong tình trạng thiếu máu, phổi phải bù đắp quá mức để hấp thụ nhiều oxy hơn, gây khó thở. Nồng độ huyết sắc tố thấp ngăn không cho đủ oxy đến não. Các mạch máu sưng lên và huyết áp giảm, có thể dẫn đến đau đầu, các vấn đề về thần kinh và chóng mặt.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Bị chóng mặt thiếu chất gì?

2.2. Các cơn đau ngực và đánh trống ngực

Tim đập nhanh và hồi hộp, cũng như cảm giác lo lắng (do tổn thương hệ thần kinh giao cảm) có thể liên quan đến tình trạng thiếu oxy trong máu. Nhịp tim nhanh kéo dài không tốt cho tim cũng như các phần còn lại của cơ thể. Khi nồng độ oxy trong máu thấp, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp. Điều này gây nhiều áp lực lên tim, khiến tim đập nhanh hơn, không đều và gây đau.

2.3. Da và móng tay có màu nhợt nhạt bất thường

thieu mau co trieu chung gi
Thiếu máu có triệu chứng gì

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người, một làn da khỏe mạnh tỏa sáng khi các mao mạch bên dưới da mang lại cho nó ánh sáng hồng hào. Khi bị thiếu máu, các mao mạch này mất hồng cầu hoặc trở nên kém chức năng hơn và mất đi màu hồng tự nhiên.

Do đó, da nhợt nhạt là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu máu. Triệu chứng có thể lan rộng khắp cơ thể hoặc chỉ giới hạn ở một vùng, chẳng hạn như mặt, nướu, môi trong hoặc mí mắt dưới. Tương tự như vậy, móng tay trắng, hơi vàng hoặc mỏng có thể là dấu hiệu của thiếu máu.

Các dấu hiệu khác có thể bất thường, chẳng hạn như móng tay cong lên hoặc hướng vào trong, nhô cao và dễ gãy. Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng của bạn và có thể yêu cầu xét nghiệm.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Da ngón tay bị thâm đen là dấu hiệu của vấn đề gì?

2.4. Thiếu máu có triệu chứng gì: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

thieu mau co trieu chung gi

Thức dậy trong tình trạng mệt mỏi dù đã ngủ ngon nhất là những triệu chứng phổ biến và có khả năng nghiêm trọng của thiếu máu. Điều này là do các tế bào hồng cầu bị cạn kiệt và hư hỏng, và đương nhiên không thể cung cấp lượng oxy cần thiết cho các cơ quan, từ đó, dẫn đến cơ thể mệt mỏi.

2.5. Khó tập trung

Việc cung cấp oxy không đủ cho các cơ quan nội tạng có thể dẫn đến giảm mức năng lượng thể chất và tinh thần. Điều này có thể dẫn đến mất tập trung và giảm năng suất cho công việc dù là nhiệm vụ đơn giản nhất. Vì vậy nếu bạn đang thắc mắc thiếu máu có triệu chứng gì, tình trạng khó tập trung cũng là một trong số đó.

Tổng kết

Đa phần các trường hợp phát hiện thiếu máu có triệu chứng gì đều có thể cải thiện bằng các phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động. Dẫu vậy, số ít trong đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ của các vấn đề sức khỏe. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của thiếu máu kéo dài.

Nguồn tham khảo: medlatec.vn, bupa.co.uk, cedars-sinai.org

Thẻ:

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.