Cách làm dọc mùng không ngứa. Ăn dọc mùng có tốt không?

Đậu Thảo 30/10/2022

Dọc mùng là nguyên liệu phổ biến trong các bữa cơm gia đình có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, loại thực phẩm này rất dễ gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trong quá trình sơ chế. Đặc biệt, nếu sơ chế không tốt, khi ăn dọc mùng sẽ có cảm giác ngứa ngáy, làm giảm hương vị món ăn. Đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm và dọc mùng, công dụng và cách làm dọc mùng không ngứa nhé.

Ăn dọc mùng có tốt không?

cach lam doc mung khong ngua

Rau dọc mùng còn được gọi là môn thơm, có tên khoa học là Alocasia indica, Alocasia odora. Dọc mùng có mặt ở nhiều món ẩm thực của người Việt Nam như các món canh chua, bún…

Trong Đông y, dọc mùng có tính mát, vị nhạt, hơi có độc và thường được sử dụng để thanh nhiệt giải khát. Ngoài ra, cứ trong khoảng 100g dọc mùng chứa đến 95g nước, 0,25g protein và 3,8g lương bột đường. Dọc mùng cũng chứa một lượng lớn phốt pho,canxi, kali, sắt, magie,… và một số chất khác giúp có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, dọc mùng rất giàu chất xơ có tác dụng thẩm thấu chất béo và cholesterol, làm cản trở quá trình hấp thu các chất này ở trong ruột.

Bẹ dọc mùng khô héo còn gọi là phùng thu can có tác dụng thanh nhiệt và giải chất béo rất tốt mà lại an toàn. Đối với thân và lá của cây dọc mùng còn có tác dụng làm tiêu đờm, trừ giun, giảm ho đờm khó thở… Củ và rễ của cây dọc mùng có thể phơi khô, có thể chế biến thành bột trị ghẻ lở và các dị ứng ngoài da (phải được chế biến kỹ lưỡng và an toàn).

Vì sao dọc mùng thường gây ngứa khi chế biến?

cach lam doc mung khong ngua

Dọc mùng thuộc họ cây môn , thường mọc ở mương nước, các nơi ẩm ướt và mọc hoang ngoài tự nhiên. Lá và thân dọc mùng là những phần độc hại nhất của cây do chứa oxalic acid hoặc calcium oxalate, hợp chất này khi tập trung vào lớp lông măng sẽ khiến chúng cứng và sắc bén như thủy tinh. Dọc mùng có thể gây ngứa và dị ứng nghiêm trọng nếu tiêu thụ với số lượng lớn.

Một số người có cơ địa dị ứng, hoặc bộ gen đặc biệt,… có thể dễ mắc các dị ứng nặng với loại thực phẩm này cùng các biểu hiện như: Sốc phản vệ, ở mức độ nhẹ thì mẩn ngứa, khó chịu, nặng thì tắc phế quản, nôn mửa, ngạt thở, giãn mạch máu dẫn đến trụy tim mạch…

>> Xem thêm: Càng dụi mắt càng ngứa là do đâu? Có hại gì cho mắt không?

Cách làm dọc mùng không bị ngứa

Sau đây là một vài mẹo đơn giản giúp xử lý tình trạng ngứa khi chế biến dọc mùng:

Cách làm dọc mùng không ngứa bằng bóp muối

cach lam doc mung khong ngua

Muối là nguyên liệu quen thuộc ở trong nhà bếp. Ngoài công dụng nấu ăn, chúng còn giúp bạn hạn chế tình trạng bị ngứa khi bóp dọc mùng nhé.

  • Trước hết, rửa qua dọc mùng với nước cho sạch lớp bùn đất rồi mới tước bỏ phần xơ bên ngoài.
  • Tiếp theo dùng dao cắt bỏ phần bụng (phần cong bên trong) của dọc mùng.
  • Để dọc mùng đỡ ngứa, bạn hãy cắt dọc mùng thành miếng vừa ăn rồi rắc vào đó 1 ít muối, trộn đều lên và ngâm trong khoảng 15 phút.
  • Dọc mùng sau khi được bóp muối xong, cho 1 ít nước lạnh vào rồi đeo găng tay vào và rửa sạch lại. Sau đó vò và vắt nhẹ dọc mùng cho ráo nước.
  • Sau khi rửa xong, chỉ cần đun nước sôi để chần sơ là có thể chế biến dọc mùng tùy thích.

>> Xem thêm: Cây xấu hổ có mấy loại? Những lợi ích không ngờ của loại cây này

Cách làm dọc mùng không ngứa bằng ngâm nước muối

cach lam doc mung khong ngua

Cũng là sử dụng muối, chị em có thể tham khảo thêm cách làm dọc mùng không ngứa với ngâm muối đơn giản dưới đây.

  • Chuẩn bị một thau nước sạch và cho từ 2 – 3 muỗng canh muối vào, khuấy đều đến cho khi muối tan hoàn toàn.
  • Sau đó bạn cắt dọc mùng thành các lát chéo với nhau rồi cho trực tiếp vào thau chứa nước muối vừa pha.
  • Ngâm dọc mùng trong đó khoảng từ 20 – 30 phút rồi cho ra rổ và để ráo nước. Thêm vào đó 2 muỗng cà phê muối rồi dùng tay bóp nhẹ dọc mùng cho hết ngứa.
  • Rửa lại dọc mùng thêm khoảng 2 -3 lần, mỗi lần rửa tầm 15 phút với nước sạch rồi vớt ra để ráo nước.

Trước khi nấu, bạn hãy chần dọc mùng qua với nước sôi để đảm bảo dọc mùng sẽ hết ngứa nhé!

>> Xem thêm: 5 loại cây bị coi là “Cỏ dại” nhưng thực tế lại là vị thuốc Nam cực hữu ích

Cách sơ chế dọc mùng không gây ngứa tay

cach lam doc mung khong ngua

Để tránh tình trạng bị ngứa tay khi chế biến dọc mùng bạn có thể tham khảo và thực hiện một trong những cách dưới đây:

  • Cách 1: Cần đeo bao tay nilon để không tiếp xúc trực tiếp với dọc mùng tránh tình trạng bị ngứa khi sơ chế.
  • Cách 2: Khi sơ chế bạn nên thoa đều lên tay 1 ít sữa tươi sẽ không gây cảm giác ngứa và khó chịu cho tay.
  • Cách 3: Ngay sau khi sơ chế dọc mùng, bạn hãy chà xát nhẹ nhàng bàn tay cùng với 1 muỗng canh đường (hạt nhỏ, mịn) cho đến khi đường gần tan hết, rồi sau đó rửa sạch tay với nước để tay không bị ngứa.
  • Cách 4: Khi tay đã bị ngứa do dọc mùng, bạn cần hơ tay qua lửa cho ấm lên sẽ giúp cải thiện cảm giác ngứa ngáy.

>> Xem thêm: Công dụng thần kỳ của cây ngải cứu với sức khỏe

Cách hết ngứa tay khi sơ chế dọc mùng

Bạn có thể dùng những cách sau giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngứa tay khi sơ chế dọc mùng:

  • Khi sơ chế dọc mùng bị ngứa cần lập tức lấy giấm ăn pha vào nước ấm. Sau đó ngâm tay vào chậu nước có pha giấm khoảng tầm 2 phút sẽ hết cảm giác bị ngứa.
  • Một số người có vùng da nhạy cảm không chỉ bị ngứa tay mà đôi khi còn bị ngứa toàn thân thì dùng 2 muỗng canh giấm pha vào nước, tắm xong sẽ hết ngứa cả người.
  • Ăn rau má trộn với dầu giấm. Cách này sẽ giúp giảm ngứa nhanh chóng hiệu quả.
  • Xoa một ít đường lên tay cho đến khi đường tan hết rồi sau đó rửa sạch với nước.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin tổng hợp bên trên sẽ giúp bạn biết cách làm dọc mùng không ngứa hiệu quả, an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình để có thể chăm sóc sức khỏe chủ động tốt hơn. Dọc mùng là nguyên liệu nấu ăn ngon, nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Việc hiểu và áp dụng những cách chế biến dọc mùng không bị ngứa để việc sơ chế dọc mùng hay nấu những món có dọc mùng sẽ không còn là vấn đề khiến bạn e ngại.

Nguồn tham khảo: dienmayxanh, vnexpress

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.