Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp và những điều bạn nên biết về cao huyết áp

Lê Thanh Hiền 05/07/2022

Theo NHS, khoảng 1/3 số người trưởng thành ở Anh đang gặp các vấn đề về huyết áp, đặc biệt là cao huyết áp. Cao huyết áp hiếm khi có các triệu chứng đáng chú ý nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu, các cách nhận biết huyết áp cao hay thấp và các biện pháp phòng ngừa cao huyết áp tại nhà!

1. Tổng quan về huyết áp và cách nhận biết huyết áp cao hay thấp

Qua các tài liệu tham khảo từ Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC)Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), có thể điểm qua một số thông tin tổng quan về huyết áp và cách nhận biết huyết áp cao hay thấp như sau:

Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu. Huyết áp có đơn vị là mmHg (milimet thủy ngân) và được ghi lại dưới dạng hai giá trị:

  • Huyết áp tâm thu (số đầu tiên): Cho biết áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đập.
  • Huyết áp tâm trương (số thứ hai): Cho biết áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đang nghỉ giữa các nhịp đập.

Các triệu chứng của tăng huyết áp thường rất mờ nhạt và hiếm khi có các triệu chứng đáng chú ý. Cách duy nhất để biết huyết áp cao hay thấp là đo huyết áp.

>> Xem thêm: Huyết áp thấp nên làm gì – Biện pháp xử lý nhanh và phòng tránh tụt huyết áp

2. Phân độ huyết áp ở người lớn

Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp
  • Khỏe mạnh: Chỉ số huyết áp khỏe mạnh là dưới 120/80 milimet thủy ngân (mmHg). Nếu huyết áp của bạn thuộc loại này, hãy tuân thủ các thói quen tốt cho tim mạch như giữ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
  • Tiền tăng huyết áp: Các số đo liên tục nằm trong khoảng từ 120 – 129 mmHg đối với  huyết áp tâm thu, và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. 

Tiền tăng huyết áp thường chưa cần dùng đến thuốc, thay vào đó nên thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức thích hợp. Nếu không kiểm soát tốt giai đoạn này sẽ dễ dàng dẫn đến tăng huyết áp.

  • Tăng huyết áp giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu từ 130 – 139 mmHg và/hoặc tâm trương từ 80 – 89 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.
  • Cơn tăng huyết áp:  Huyết áp tâm thu trên 180mmHg và/hoặc tâm trương trên 120mmHg. Giai đoạn này của cao huyết áp cần được chăm sóc y tế và cần nhập viện ngay lập tức nếu có dấu hiệu tổn thương cơ quan.

3. Một số lưu ý khi đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp

Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp

Thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà đặc biệt là với người có nguy cơ cao có giúp bạn có thể theo dõi được chỉ số huyết áp trong môi trường quen thuộc, từ đó sớm phát hiện được các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Tuy nhiên việc đo huyết áp tại nhà yêu cầu bạn thực hiện đúng thao tác để có thể ghi nhận kết quả chính xác nhất.

Một số điều bạn cần lưu ý khi đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp:

  • Thời điểm tốt nhất để đo huyết áp là vào buổi sáng trước khi thức dậy.
  • Không vận động mạnh và cần ngồi nghỉ ngơi trước khi đo huyết áp.
  • Đo ít nhất hai lần cho một lần đo và cần cách nhau 5 phút.
  • Đo cả hai tay nếu mạch hai bên tay không đều hoặc có triệu chứng chóng mặt.
  • Đo thêm huyết áp tư thế đứng đối với người lớn tuổi, đái tháo đường, tụt huyết áp thế đứng.
  • Đặt bao cuốn ngang vị trí tim.

>> Xem thêm: Huyết áp cao uống trà gừng được không?

4. Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục cao huyết áp tại nhà

Huyết áp cao nên làm gì? Thay đổi lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố gây tăng huyết áp

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch

Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp
  • Khẩu phần ăn cần bổ sung nhiều trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc, protein nạc như cá,…
  • Giảm ăn thực phẩm có nhiều Natri, chỉ nên nạp vào từ 1500 miligam đến 2300 miligam mỗi ngày. Cách tốt nhất để giảm Natri là nấu ăn thường xuyên hơn và hạn chế lượng thức ăn nhanh hoặc thức ăn đóng gói sẵn. 
  • Hạn chế đường tinh luyện

4.2. Tăng hoạt động thể chất

Ngoài việc giúp giảm cân thì thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao có thể giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên và giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

Mục tiêu tốt nhất được đề ra là có được 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần. Cụ thể là khoảng 5 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.

4.3. Quản lý cân nặng

Nếu bạn đang sống chung với bệnh béo phì thì duy trì cân nặng vừa phải là yếu tố cần thiết giúp kiểm soát và giảm huyết áp.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đề xuất mục tiêu giảm cân lành mạnh đối với người béo phì là từ 0,5kg – 1kg mỗi tuần. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường tập thể dục.

4.4. Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu

Rượu và các chất hóa học trong khói thuốc có thể làm hỏng các mô của cơ thể và làm cứng thành mạch máu. Do đó cần loại bỏ các yếu tố này để có thể kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng nặng của cao huyết áp.

4.5. Kiểm soát căng thẳng

Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp

Tập thể dục và ngủ đủ giấc là cách tuyệt vời giúp bạn kiểm soát căng thẳng. Các hoạt động khác cũng có thể hữu ích như thiền, thở sâu, giãn cơ, yoga hoặc thái cực quyền, massage, xoa bóp.

Bạn cũng có thể tham khảo khóa học Kiểm soát cao huyết áp bằng Xoa bóp bấm huyệt do Trung tâm VMC sản xuất và phân phối để có thể biết thêm những phương pháp kiểm soát huyết áp an toàn và hiệu quả nhé!

Kết luận

Cao huyết áp luôn diễn biến âm thầm, triệu chứng mờ nhạt nhưng nếu không phát hiện và có các hướng giải quyết kịp thời thì sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe. Chính vì thế việc phòng ngừa và sớm phát hiện các vấn đề tiềm ẩn của cao huyết áp là vô cùng cần thiết. 

Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trên đây có thể giúp bạn biết được cách nhận biết huyết áp cao hay thấp cùng những biện pháp có thể thực hiện ngay từ bây giờ để phòng ngừa cao huyết áp, nâng cao sức khỏe của bạn và những người thân yêu.

Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại thông tin (số điện thoại). Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.

Nguồn tham khảo:

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.