Cải thiện tình trạng đau đầu gối bằng Y học cổ truyền

VMC-Admin 07/09/2021

Cảm giác đau nhức, khó chịu ở đầu gối khiến việc di chuyển của bạn trở nên khó khăn? Dù chỉ hoạt động nhẹ như đi bộ, leo cầu thang nhưng bạn mất khá nhiều thời gian và đôi khi phải dừng lại xoa bóp đầu gối. Hiện nay, những người trẻ tuổi đang có xu hướng chơi thể thao nhiều hơn để tăng cường sức khỏe như: chạy bộ, đá bóng,… Việc thể dục điều độ, đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu tập thể dục quá sức có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến đầu gối và khớp. 

Hãy cùng Trung tâm VMC – Chăm sóc sức khỏe chủ động tìm hiểu về chứng đau đầu gối nhé!

Đau đầu gối là gì?

Đầu gối là bộ phận thường xuyên chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể trong các hoạt động đi lại, chạy nhảy, mang vác,…nên rất dễ gặp chấn thương. Đau đầu gối là triệu chứng đầu tiên báo hiệu cấu trúc khớp gối đang gặp vấn đề.

Đau đầu gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là người cao tuổi, liên quan đến chấn thương như: đứt dây chằng, rách sụn hoặc là dấu hiệu của các bệnh viêm khớp, bệnh gout, nhiễm trùng hoặc tràn dịch khớp gối.

đau đầu gối

Xem thêm: Trị liệu vùng lưng và phòng chống thoái hóa, thoát vị đĩa đệm

  Thư giãn và phục hồi cổ vai gáy

Triệu chứng của chứng đau đầu gối

Chứng đau đầu gối có thể có nhiều biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, khả năng vận động cũng như thể trạng của cơ thể. Một vài triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Sưng hoặc cứng khớp gối
  • Đầu gối bị mẩn đỏ khi chạm vào cảm thấy ấm
  • Không thể duỗi thẳng đầu gối, không thể chịu lực và mất khả năng uốn cong đầu gối
  • Đầu gối sưng đỏ, đau, kèm theo sốt cao
  • Mất cảm giác ở đầu gối
  • Khớp gối bị phù nề và căng mọng
  • Cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, mất ngủ
  • Buồn nôn, chóng mặt, xuất hiện tê buốt khớp gối

Vị trí và mức độ nghiêm trọng của các cơn đầu gối có thể khác nhau phụ thuộc và tuổi tác và nguyên nhân gây bệnh. 

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu gối

Một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu gối của người Đông Nam Á bắt nguồn từ bàn chân bẹt và các vấn đề ở bàn chân. Khi bàn chân bị đau, bạn có thể thay đổi cách bước đi để có thể giảm nhẹ cơn đau. Tuy nhiên, sự thay đổi dáng đi này khiến khớp gối xoay nhiều dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp. 

Đối với những người từ 45 tuổi trở lên mà bị đau ở phía trong đầu gối đồng nghĩa với việc họ có khả năng mắc các chứng bệnh về bàn chân. Hiện nay nay ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị mắc các chứng bệnh về đau đầu gối. Vậy nguyên nhân là do đâu?

  • Thứ nhất: Do lối sống không lành mạnh, người trẻ tuổi thường bận rộn với công việc nên thường không luyện tập thể dục thể thao. Trong quá trình học tập và làm việc, nếu bạn ngồi quá nhiều, các khớp gối không được vận động sẽ bị yếu dần và trở nên dễ viêm, dẫn đến chứng đau đầu gối.
  • Thứ hai: Do tập luyện quá sức, gây áp lực lên khớp đầu gối. Chơi thể thao quá nhiều không đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ khỏe mạnh. Khớp đầu gối rất dễ bị tổn thương khi hoạt động quá sức như: chạy bộ đường dài, chơi bóng chuyền,… nhất là nếu không khởi động kĩ trước khi chơi.

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến đau đầu gối như: giãn dây chằng, viêm khớp mãn tính, viêm gân bánh chè, tổn thương sụn,…

đau đầu gối

Bấm huyệt cải thiện tình trạng đau đầu gối có hiệu quả không?

Nếu trị cơn đau đầu gối bằng các loại thuốc thì sẽ mất khá nhiều thời gian. Thông thường, đối với các tình trạng đau đầu gối thông thường, bạn nên kết hợp các phương pháp Y học cổ truyền như: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu,.. với luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng của mình và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bấm huyệt có thể là một phương pháp tự cải thiện  hiệu quả giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng cơ, thư giãn tinh thần và cơ thể.

Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng lực của bàn tay để tác động lên các vị trí huyệt đạo trên cơ thể, nhằm đả thông khí huyết và kích hoạt cơ chế tự chữa lành từ bên trong. Bấm huyệt có thể giúp cải thiện được nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có các vấn đề về cơ xương khớp. Dùng lực tác động phù hợp lên các huyệt đạo có tác dụng điều hòa những rối loạn bên trong cơ thể, giải phóng tình trạng khí huyết ứ trệ ở khớp gối. Vì vậy mà xoa bóp bấm huyệt không chỉ giúp giảm đau nhanh, mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng khả năng chuyển hóa dinh dưỡng tại ổ khớp và cải thiện chức năng vận động cho khớp gối thoái hóa. 

Bấm huyệt có thể được sử dụng kết hợp cùng các phương pháp khác như châm cứu và dùng thuốc để nâng cao hiệu quả trị liệu. Cụ thể, bấm huyệt cải thiện tình trạng đau khớp gối mang lại một số lợi ích như:

  • Điều hòa những rối loạn bên trong cơ thể, giải phóng tình trạng khí trệ ở khớp gối.
  • Giúp giảm đau nhanh, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng khả năng chuyển hóa dinh dưỡng tại ổ khớp và cải thiện chức năng vận động cho khớp gối thoái hóa.
  • Giảm sưng và viêm ở đầu gối.
  • Tăng cường sản xuất dịch mới ở khớp gối.
  • Giảm đau tổng thể và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.

Một số huyệt đạo giúp giảm đau đầu gối hiệu quả

Huyệt Âm Lăng Tuyền:

Vị trí: Âm Lăng Tuyền nằm ở mé trong của xương phía dưới đầu gối, phía dưới đầu to và cạnh trong đầu trên của xương chày. 

Lợi ích của bấm huyệt Âm Lăng Tuyền: giảm viêm sưng, giảm đau đầu gối, tê bì chân tay, xoa dịu và phục hồi cơ xương bị tổn thương, đồng thời giúp phục hồi và tái tạo khớp, tăng tính dẻo dai cho khớp gối. 

Cách bấm huyệt: Để bấm huyệt, sử dụng hai ngón tay cái day đồng thời hai huyệt ở cả hai bên chân trong 1- 2 phút.

Huyệt Âm Lăng Tuyền

Huyệt Thừa Sơn:

Vị trí: Huyệt Thừa Sơn nằm ở cuối bắp chân, tại chỗ lõm giữa khe cơ sinh đôi ngoài và trong, có hình dạng chữ V giống ngọn núi, lại là nơi nâng đỡ sức mạnh của toàn thân. Các cách xác định huyệt Thừa Sơn như sau:

  • Cách 1: Dùng ngón tay vuốt thẳng từ gót chân lên phần tiếp nối với bắp chân, ấn nhẹ sẽ thấy một điểm lõm chính là vị trí huyệt Thừa Sơn.
  • Cách 2: Gập chân ra sau, lúc này hai cơ sinh đôi sẽ hiện rõ trên bắp chân giúp xác định huyệt Thừa Sơn một cách dễ dàng.

Tác dụng của huyệt Thừa Sơn: Hỗ trợ lương huyết, điều khí và thư cân lạc, giúp điều trị hiệu quả các bệnh đau thần kinh tọa, liệt chi dưới, co rút cơ bắp chân, sưng gối, đau gót chân, sa trực tràng, trĩ…Bên cạnh đó, tác động lên huyệt Thừa Sơn cũng có thể giảm đau gót chân, cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa và hỗ trợ phục hồi chức năng liệt chi dưới.

Cách bấm huyệt: dùng 1 tay nắm chặt bắp chân, ngón cái của tay còn lại ấn mạnh lên vị trí huyệt và day huyệt khoảng 100 lần. Tiến hành bấm huyệt trong 1 – 2 phút để giảm đau đầu gối. 

Huyệt Thừa Sơn

Huyệt Huyết Hải:

Vị trí: Huyệt Huyết Hải nằm ở góc xương bánh chè, mặt trước trong đùi, tại khe lõm của cơ rộng trong và cơ may. 

Tác dụng: Xoa bóp huyệt này sẽ giúp giảm đau đầu gối, cứng khớp gối, thấp khớp bàn chân và phù nề. Ngoài ra, huyệt Huyết Hải còn giúp điều huyết, thanh huyết, tuyên thông hạ tiêu và tăng cường chức năng gan.

Cách bấm huyệt: Sử dụng đầu ngón tay cái tác động lên huyệt vị, 4 ngón tay còn lại bám chặt vào đầu gối và tiến hành day ấn trong 1 – 2 phút. Sử dụng lực tác động nhẹ nhàng và tăng dần đến khi cảm thấy tê, tức thì dừng lại.

đau đầu gối

Huyệt Túc Tam Lý:

Vị trí: Túc tam lý nằm ở vị trí dưới xương bánh chè khoảng 3 thốn và cách phần bờ xương ống chân khoảng 1 thốn (1,8 cm). 

Tác dụng: Huyệt Túc Tam Lý có tác dụng cải thiện sức khỏe của khớp  gối, giúp cải thiện tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết ở toàn thân, làm gia tăng tuần hoàn ngoại biên. Đồng thời có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng từ đó khiến việc ăn uống trở nên ngon miệng hơn, tay chân chân linh hoạt, tâm lý thoải mái. Tác động lên huyệt này có thể khu phong, hóa thấp, thông kinh lạc, phù chính bồi nguyên khí và bổ hư nhược.

Cách bấm huyệt: Sử dụng ngón tay cái bấm trực tiếp vào huyệt trong 1 – 2 phút. Điều này có thể hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm đau ở khớp gối.

đau đầu gối

Mách bạn các thao tác xoa bóp bấm huyệt mỗi khi đau đầu gối

Bạn có thể học các thao tác xoa bóp bấm huyệt tại nhà một cách an toàn và sử dụng nó thường xuyên nếu cần trong ngày. Để tự bấm huyệt tại nhà:

  • Bạn nên chọn một nơi để thư giãn trong 10 đến 15 phút. Tìm một vị trí thoải mái, ngồi hoặc nằm. Nhắm mắt hoặc nhìn xuống dưới.
  • Dùng ngón tay cái ấn nhẹ và chắc lên từng điểm. Xoa bóp điểm theo chuyển động tròn nhỏ. Để nhịp thở của bạn được thư giãn và tự nhiên. Kích thích mỗi điểm trong 30 đến 60 giây.
  • Áp dụng một cái chạm nhẹ hơn nếu áp lực sâu gây đau hoặc nhức. Các điểm có thể nhạy cảm hơn các khu vực xung quanh chúng.
  • Sử dụng đầu tròn của một cây gậy, hoặc một quả bóng tennis hoặc 2 quả bóng gắn vào nhau để đạt được điểm khó hơn. Áp dụng các chuyển động mát xa nhỏ và tròn.

Việc xoa bóp bấm huyệt có thể giúp giảm nhẹ các cơn đau, hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện tình trạng đau đầu gối nhanh chóng. Ngoài ra, nếu bạn muốn được học bài bản, được hướng dẫn cụ thể hơn và được biết thêm nhiều bài tập hay về xoa bóp bấm huyệt thì bạn có thể tham gia các khóa học của Trung tâm VMC. Hoặc liên hệ theo Hotline: 0966.000.643.

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.