Cảnh báo loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh

admin 14/06/2021

Loãng xương là tình trạng thường xuyên xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ sau mãn kinh. Hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ giúp kiểm soát vấn đề hiệu quả hơn.

Loãng xương

Xem thêm:

Kinh nguyệt không còn là nỗi lo chỉ với phương pháp sau đây

Tìm hiểu về tác dụng của Massage bấm huyệt

Lý giải nguyên nhân loãng xương

Nguyên nhân loãng xương
Nguyên nhân loãng xương

Loãng xương biểu hiện của xương giảm tỉ trọng chất khoáng kết hợp với sự hư biến cấu trúc xương. Điều này làm cho xương trở nên xốp, giòn và yếu. Lúc này, xương rất dễ gãy dù bị chấn thương rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên.

Các tế bào hủy xương (hủy cốt bào) có vai trò hủy xương, các tế bào tạo xương (tạo cốt bào) có chức năng tạo mới xương thay thế cho phần xương bị hủy.

  • Ở trẻ em quá trình tạo xương mạnh hơn hủy xương làm cho xương phát triển.
  • Ở người già quá trình hủy xương mạnh hơn tạo xương gây ra tình trạng loãng xương. Người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, mật độ xương giảm, vì vậy xương người già xốp giòn, dễ gãy và nếu gãy thì liền xương rất chậm, không chắc chắn.
  • Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh, 18 – 20 tuổi ở nữ hoặc 20 – 25 tuổi đối với nam xương phát triển chậm lại.

Phân loại loãng xương

Loãng xương nguyên phát

  •  Loãng xương týp I: là loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ.
  • Loãng xương týp II: là loãng xương tuổi già gặp ở cả nam và nữ.

Loãng xương thứ phát

  • do bất động quá lâu
  • do các bệnh nội tiết như cường vỏ thượng thận, suy tuyến sinh dục, cường giáp trạng, to viễn cực…
  • do bệnh thận gây thiếu chất 1a,25-dihydrocholecalciferol do thiếu enzyme 1-alpha hydroxylase của thận
  • do thuốc như corticoid, heparin…

Biểu hiện

Biểu hiện loãng xương

Tình trạng mất xương hay còn gọi là giảm mật độ xương do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng cho đến khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Người gặp phải có thể không biết cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.

Biểu hiện của tình trạng này bao gồm:

  • có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
  • Người mắc phải cảm giác đau nhức các đầu xương, đau dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.
  • Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và thuyên giảm khi nằm nghỉ ngơi.
  • Đau ở cột sống thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.

Hậu quả, cách dự phòng và trị liệu như thế nào

Hậu quả loãng xương
Hậu quả loãng xương

Hậu quả

Hậu quả của loãng xương là gãy xương, có thể gãy cổ xương đùi và lún xẹp đốt sống (chiếm 50% các loại gãy xương và chiếm 25% số người trên 70 tuổi), gãy đầu dưới xương cẳng tay.

Phụ nữ sau mãn kinh có thể bị thấp đi 6,4cm và hình ảnh của lún đốt sống có thể là gù, còng lưng và vẹo cột sống.

Cách dự phòng

Thực ra, đề phòng loãng xương ở tuổi sau mãn kinh người ta phải chú ý tới chế độ ăn và luyện tập từ khi còn trẻ. Để phòng ngừa hiệu quả, các biện pháp sau đây cần được chúng ta quan tâm:

  • Tăng cường vận động phù hợp với khả năng và thể trạng sức khỏe của mình.
  • Uống calci (0,5-1,5g/ngày) và vitamin D, cần theo dõi nồng độ calci máu để tránh tăng calci máu gây lắng đọng calci ở các mô và sỏi ở các các quan. Dùng nội tiết tố sau tuổi mạn kinh đối với phụ nữ.
  • Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và đủ chất canxi. (thực phẩm giàu canxi là tôm, cua, trứng, sữa…). Trong điều kiện có thể, mỗi ngày nên uống 1/4 lít sữa tươi hoặc 2 hộp sữa chua.

Trị liệu

Sử dụng thuốc giảm đau, uống calci, vitamin, bổ xung nội tiết tố sinh dục, thuốc tăng khối lượng xương (Thyrocalcitonin, Biphosphonate), chế độ ăn giàu calci, chế độ vận động hợp lý, hạn chế chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…).

Các phương pháp vật lý trị liệu để giảm đau, đặc biệt dùng hồng ngoại và tử ngoại để tăng cường hấp thu vitamin D, từ trường để chống loãng xương.

Hi vọng với bài viết này Trung tâm Đào Tạo và Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng VMC Việt Nam đã giúp ích được cho quý độc giả trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình. Hãy cùng trung tâm tìm hiểu thêm nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động tại đây nhé!

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.