Cây xấu hổ có mấy loại? Những lợi ích không ngờ của loại cây này
admin 25/10/2022
Cây xấu hổ là một loài cây không quá xa lạ đối với những người sống ở những vùng nông thôn Việt Nam. Đây không chỉ là một loài cây mọc dại, nhiều người còn không khỏi bất ngờ khi biết nó còn có tác dụng trong việc hỗ trợ cải thiện một số vấn đề sức khỏe. Ở bài viết sau chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về “cây xấu hổ có mấy loại?” và những lợi ích vượt trội của loại cây này.
Những đặc điểm nhận biết cây xấu hổ
Trước khi có thể đến với lời giải đáp cho thắc mắc về “cây xấu hổ có mấy loại?” thì chúng ta hãy cùng nhau đến với những đặc điểm nổi bật của loài cây này. Cây xấu hổ có tên khoa học là Mimosa pudica L thuộc họ Đậu. Tại mỗi vùng quê Việt Nam nó còn được gọi với những cái tên khác như: cây nhạy cảm, cây mắc cỡ, cây trinh nữ,…
Sở dĩ người ta gọi nó là cây xấu hổ bởi mỗi khi chúng ta chạm tay vào lá của chúng thì nó sẽ tự cụp giống như đang e ấp. Ngoài ra, nó còn một vài những đặc điểm khác mà chúng ta cũng phải kể đến đó là:
- Xấu hổ thuộc loài cây thân thảo, nó có thời gian sống khá lâu với phần thân cao khoảng từ 50-100cm.
- Cây có thân nhỏ, mọc đứng và phân thành nhiều nhánh nhỏ, bên ngoài phần thân được bao phủ bởi nhiều lớp gai nhỏ.
- Lá cây có hình lông chim với phần cuống phụ trông giống với hình chân vịt. Khi có bất cứ tác động nhỏ nào chạm vào lá thì nó sẽ tự động cụp lại và rủ xuống.
- Thông thường, hoa sẽ mọc thành từng cụm ở những nách lá. Bông hoa có màu tím đỏ, kích thước nhỏ và có hình dạng giống như quả cầu. Thời điểm cây xấu hổ ra hoa thường là khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8.
- Quả thuôn dài khoảng 5-7cm. Có hình dạng giống hình quả me, màu nâu vàng đậm.
>> Xem thêm: 4 Phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động tại nhà hiệu quả
Trong tự nhiên, cây xấu hổ có mấy loại?
Đến thời điểm hiện tại, người ta đã tìm ra được hai loại cây xấu hổ chính bao gồm cây xấu hổ tía (hoa màu tím đỏ và ở phần thân nó có một vài rạch tím đặc trưng) và cây xấu hổ trắng. Tuy nhiên, trong y học cây xấu hổ trắng (loại cây có hoa màu trắng nhạt) có giá trị dược tính thấp nên nó không được ưa chuộng để sử dụng.
Ngược lại, cây xấu hổ tía với giá trị dược tính cao nên nó thường được các nhà y học đặc biệt quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, loại cây này có tác dụng tuyệt vời trong việc cải thiện các vấn đề sức khỏe. Chính vì thế nên nó đang được trồng ngày một nhiều hơn.
>> Xem thêm: Các cây thuốc nam quanh ta
Hướng dẫn cách thu hái cây xấu hổ đúng cách
Hầu hết các bộ phận trên cây xấu hổ đều có thể sử dụng được đặc biệt là phần thân, cành và lá. Theo chia sẻ của những người đi trước thì thời điểm thu hái cây xấu hổ cho giá trị cao nhất là vào mùa khô.
Giá trị có trong loài cây này ở trạng thái khô hay tươi thì đều không có quá nhiều sự khác biệt. Vì thế, sau khi thu hái về bạn có thể phơi hoặc sấy khô nó để có thể sử dụng được trong một khoảng thời gian dài. Các công đoạn bào chế loại cây này thường sẽ bao gồm các việc sau:
Đối với cành, lá và rễ bạn sẽ tiến hành rửa sạch và cắt đoạn dài khoảng 1-2cm. Sau đó, bạn sẽ rải mỏng và phơi nó ra nắng, để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể sử dụng lò sấy. Khi dược liệu đã được làm khô, bạn sẽ bảo quản nó trong các lọ hoặc các loại túi bóng kín để tránh sự xâm nhập của các loài côn trùng.
>> Xem thêm: Tại sao nên chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân?
Những lợi ích tuyệt vời mà cây xấu hổ mang lại
Như đã đề cập, cây xấu hổ có tỷ lệ dược liệu cao nên nó thường sẽ được dùng rất nhiều trong việc làm các bài thuốc. Một trong những lợi ích nổi bật của loài cây này mà chúng ta có thể kể đến như:
- Hỗ trợ điều trị mất ngủ: cây xấu hổ được đánh giá là có tác dụng rất tốt trong việc hỗ điều trị chứng mất ngủ. Với cách này bạn sẽ sắc 15gr xấu hổ cùng với 20gr lạc tiên để uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong khoảng từ 7-10 ngày bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt mà nó đem lại.
- Hỗ trợ làm giảm chứng co giật: chất dịch được tiết ra từ cây xấu hổ có tác dụng trong việc hỗ trợ làm giảm chứng co giật do Pentylenetetrazol và Strychnin gây ra.
- Tác dụng hỗ trợ chống lại nọc độc của rắn: Một nghiên cứu của đại học Ấn Độ vào năm 2001 đã ghi nhận dịch tiết ra từ rễ cây xấu hổ có chứa Mimosa. Hoạt chất này có khả năng ức chế hoạt động của Hyaluronidase và Protease có trong nọc độc rắn.
>> Xem thêm: Tinh hoa của Y học cổ truyền, Hoàng Kỳ đến nay đã được ứng dụng như thế nào?
Kết luận
Với nội dung bài viết trên đây, VMC mong rằng bạn đã biết được cây xấu hổ có mấy loại cũng như công dụng và cách dùng của nó. Hy vọng rằng đây sẽ là nguồn kiến thức có ích đối với bạn trong quá trình tìm hiểu các bài thuốc dân gian để áp dụng trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động.