Học thanh nhạc cho người mới bắt đầu như thế nào?

admin 25/10/2022

Là một người yêu thích những giai điệu sâu lắng từ giọng hát của các ca sĩ chuyên nghiệp cất lên. Bạn yêu thích ca hát và mong muốn giọng hát của mình khi được cất lên cũng có chiều sâu, vang xa và hay như vậy? Học thanh nhạc sẽ giúp bạn cải thiện và đạt được cũng ao ước đó. Vậy học thanh nhạc cho người mới bắt đầu như thế nào? Bài viết dưới đây đến từ trung tâm VMC sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc.

1. Thanh nhạc là gì?

hoc thanh nhac cho nguoi moi bat dau

Thanh nhạc được coi là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong âm nhạc. Thanh nhạc là hình thức âm nhạc tập trung vào giọng nói của con người làm thành phần chính trong một bản nhạc. Hay nói cách khác thanh nhạc chính là những âm thanh đa dạng nằm trong một bản nhạc như dài, ngắn, trầm, bổng… Đặc biệt khi được kết hợp âm thanh với giọng hát còn tạo ra những tiếng, lời hát… giúp gần hơn với người nghe và giúp họ hiểu được nội dung của bản nhạc.

Thanh nhạc ra đời và phát triển dựa trên ngôn ngữ từng dân tộc, từng đất nước. Ví dụ bạn là người Việt sẽ có xu hướng hát tiếng Việt, người Mỹ sẽ hát tiếng Mỹ… Có một số quan điểm cho rằng giọng hát không phải là nhạc cụ. Nhưng thực tế cho thấy nó cũng như 1 nhạc cụ, “1 nhạc khí sống” vì cũng có các cấu tạo về nguồn âm thanh, hơi, khoảng vang cộng hưởng… Để kiểm soát tốt giọng hát của mình bạn cũng phải chăm chỉ dành thời gian để tập luyện.

2. Đối tượng có thể tham gia học thanh nhạc

hoc thanh nhac cho nguoi moi bat dau

Việc học thanh nhạc cho người mới bắt đầu phù hợp với tất cả những ai yêu thích và đam mê với âm nhạc. Dù bạn là ai, bạn đã có khả năng hát hay chưa, dù bạn có giọng hát trời phú hay không và bạn không biết rằng giọng hát của mình có phù hợp hay không hay bất kỳ một lý do nào … Vì đa phần khi bạn học thanh nhạc cho người mới bắt đầu sẽ không tránh khỏi một số lỗi sai kỹ thuật như lệch nhịp, vỡ nốt, lên cao bị phô…

Và như đã nói không ai có thể sở hữu một giọng hát tròn đầy bẩm sinh nếu như không trải qua quá trình học tập, rèn luyện để hoàn thiện. Chính vì vậy mà việc học thanh nhạc cho những người mới bắt đầu là điều vô cùng cần thiết, là bước đệm để bạn tự tin cất giọng hát của mình. Nó sẽ giúp bạn tránh được những lỗi cơ bản, bảo vệ giọng hát của mình và tránh được nguy cơ mất giọng, hỏng giọng.

Vì vậy có thể thấy rằng việc học thanh nhạc là dành cho tất cả mọi người. Chỉ cần bạn có đam mê với âm nhạc và muốn cải thiện giọng hát của mình.

>> Xem thêm: Hát dở có học thanh nhạc được không

3. Học thanh nhạc cho người mới bắt đầu như thế nào?

hoc thanh nhac cho nguoi moi bat dau

Đối với bất kỳ lĩnh vực nào trước khi đi vào tìm hiểu chuyên sâu thì bạn cần nắm được những kỹ thuật, kiến thức cơ bản nhất. Đây là việc cần thất và nó là cơ sở cho quá trình học sau này. Dưới đây là một số kỹ thuật thanh nhạc cơ bản:

3.1. Kỹ thuật PORTAMENTO

Kỹ thuật luyến – ngắt Portamento được các ca sĩ sử dụng rất nhiều trong các màn biểu diễn.. Kỹ thuật này đòi hỏi bạn biết cách hát với làn hơi dài mà không làm gián đoạn dòng cảm xúc liền mạch ở đoạn cao trào. Sử dụng kỹ thuật này sẽ tránh tạo cảm giác hụt hẫng cho cả người hát và người nghe.

3.2. Kỹ thuật INTERPOLATED NOTE

Kỹ thuật Interpolated note phù hợp khi hát các dòng nhạc cách mạng, đôi khi còn được áp dụng trong những ca khúc nhạc nhẹ. Interpolated note giúp người hát khoe được âm vực và những note cao đẹp. Khi trình diễn ca khúc đến những note cao, người hát sẽ lên tone và thêm vào 1 note (thường là cao hơn 1 quãng 3, 1 quãng 5). Ngoài ra, có trường hợp ngược lại ít phổ biến hơn là xuống thấp hơn 1 quãng 3. Hát theo cách này thể hiện được những nốt trầm nhất (đối với nam trầm hoặc nữ trầm) để khoe note trầm đẹp.

3.3. Kỹ thuật STACCATO

Đối với những bài hát có giai điệu âm thanh chắc, dày và rõ, người hát cần dùng âm thanh từ bụng để bật ra âm thanh dày và khỏe. Đây được xem là một kỹ thuật khá khó, khi sử dụng kỹ thuật này, bạn sẽ cảm nhận thấy vùng bụng mình bật nảy được và nảy ra âm thanh. m thanh phát ra rất trong, đanh, tròn trịa và lanh lảnh như tiếng chim hót.

3.4. Kỹ thuật LEGATO

hoc thanh nhac cho nguoi moi bat dau

Ngược lại với hát nảy từng chữ như Staccato, Legato có nghĩa là hát liền note.

Khi hát liền note một chuỗi nhạc mà giọng hát vẫn êm mượt, đúng tone, đúng cao độ có nghĩa là bạn đã thực hiện kỹ thuật Legato rất tốt. Trong quá trình giảng dạy thanh nhạc, kỹ thuật Legato là một nội dung không thể thiếu.

3.5. Kỹ thuật BELCANTO

Khi nói về chuẩn mực cho nghệ thuật cổ điển thế giới thì không thể không kể đến kỹ thuật Belcanto.. Bel Canto là nghệ thuật hát dựa trên việc xác định chuẩn xác cao độ, phách nhịp. Áp dụng công minh để mở rộng âm vực. Ngoài ra, để tạo ra những âm tiết hoàn hảo hơn, người ca sĩ thường kết hợp sử dụng nhiều kỹ xảo như legato, glissando, staccato, mezza di voice, portamento,….

3.6. Kỹ thuật GLISSANDO

Glissando bắt nguồn từ kỹ thuật hát bel canto, Glissando được hiểu là kỹ thuật hát lướt một chùm nốt nhạc hoa mỹ. Người nghệ sĩ cần hát cùng với 1 tốc độ cao ngay trong 1 hơi thở. Đây là một kĩ thuật ít được sử dụng. Nếu biết sử dụng kỹ thuật này, bạn sẽ biết cách chơi đàn piano ở nhiều giai điệu, thể loại khác nhau.

3.7. Kỹ thuật TRILLO (HAY TRILL)

Trillo bắt nguồn từ cách hát bel canto của Ý. Đây là kỹ thuật rung – láy, tương đối khó. Người hát thường láy đi láy lại 2 nốt liên tiếp với tốc độ cao. Đôi khi được kết hợp với 1 note cao ngân dài ngân dài sử dụng vibrato. Tuy nhiên chỉ những nghệ sĩ sở hữu kĩ thuật luyện thanh điêu luyện mới có khả năng chuyển từ trillo sang vibrato và ngược lại.

3.8. Kỹ thuật PUNTATURA – KẾT LÊN

Phát triển từ Interpolated note, Puntatura là kỹ thuật hát note thêm khi kết bài. Hiểu theo một cách đơn giản là bịa thêm nốt cao hơn (1 quãng 3, 1 quãng 5) so với nguyên gốc bản nhạc. Trong âm nhạc, việc thêm một nốt cao khi kết bài được khuyến khích bởi nó sẽ tạo nên ấn tượng mạnh cho người nghe.

>>Xem thêm: Sức mạnh của âm nhạc giúp trái tim khỏe mạnh mỗi ngày

4. Học thanh nhạc để làm gì?

hoc thanh nhac cho nguoi moi bat dau

Sau khi tìm hiểu học thanh nhạc cho người mới bắt đầu như thế nào. Bạn muốn học thanh nhạc nhưng lại băn khoăn rằng học thanh nhạc để làm gì? Nó giúp mình cải thiện những gì?

Giải đáp cho những câu hỏi của bạn đó là học thanh nhạc để giọng hát có thể cải thiện được một cách tốt nhất và khi bạn cất giọng lên âm thanh phát ra hay, đúng kỹ thuật và diễn đạt được lời bài hát tốt hơn. Và nó cũng giúp bạn sử dụng giọng hát đúng cách tránh trường hợp bị phá giọng, vỡ giọng…

Chính vì vậy, mục đích và tác dụng của việc học thanh nhạc đó chính là để có thể giúp cho mỗi người rèn luyện và cải thiện khả năng hát của mình. Đặc biệt hơn là giúp cho giọng hát của bạn được tròn trịa, hoàn hảo và chuyên nghiệp hơn …

5. Những lưu ý khi học thanh nhạc

Để có thể chinh phục được một bài hát hay dòng nhạc nào đó thì bạn cần phải xây dựng một nền tảng kiến thức chuyên nghiệp nằm ngay trong cơ thể, và đó chính là việc phát ra âm thanh. Do đó, để có thể xây dựng phong cách riêng cho mình thì trong quá trình học bạn cần chú ý những yêu cầu dưới đây.

5.1. Hình thức phát âm

cham soc suc khoe chu dong

Khi học thanh nhạc yêu cầu đầu tiên là bạn cần khống chế được hơi thở của mình, chủ động và đúng kỹ thuật để âm phát ra được tròn trịa nhất. Vậy làm cách nào để kiểm soát âm thanh tốt nhất. Thực tế thì để điều khiển cột âm thanh bạn cần dựa trên cơ sở việc hít thở có chiều sâu. Sử dụng hoành cách mô để khống chế hơi thở ra gần như để nguyên trạng thái giữ hơi để tiết kiệm hơi thở cho giọng hát. Đồng thời lúc đó ngực không được căng thẳng nhưng vẫn phải có tính co dãn, đàn hồi để giọng hát được mềm mại hơn.

5.2. Luyện cách mở thanh quản đúng

Luyện cách mở thanh quản chính là một trong những nội dung học thanh nhạc là học những gì mà người học cần biết. Mở thanh quản đúng cách sẽ giúp bạn hát được giọng cao và dài hơi hơn, đặc biệt là ở những ca khúc có độ ngân dài và vang. Để có được giọng hát cao, bạn cần thường xuyên luyện cách mở thanh quản theo cách sau:

  • Đứng thẳng và thư giãn cơ thể.
  • Thực hiện những động tác hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng một cách chậm rãi. Ấn lưỡi xuống sao cho khi nhìn vào miệng thấy giống hình chữ U và nhìn thấy lưỡi gà bên trong. Điều này sẽ giúp bạn làm dịu và giãn nở hầu hết các cơ ở họng, mở rộng thanh quản.
  • Tiếp theo, hãy thực hiện các bài tập khắc phục căng thẳng về cơ họng, bằng cách nói “ngaa-ah” và cố gắng làm mềm cơ họng một cách nhẹ nhàng. Hãy tập trung vào việc giữ lưỡi và môi thật đều, để tránh cho thanh quản bị chèn ép.
  • Luyện tập hát các giai điệu dài và nhanh bằng cách thử hát các ca khúc có phần cao nhất hoặc hát các nốt nhạc cao. Lúc này bạn cần tập trung để giữ cho thanh quản luôn được mở và không bị khít lại.

Thực hiện các bài tập nâng cao để mở rộng thanh quản. Bạn có thể hát các giai điệu từ thấp đến cao và từ cao xuống thấp, hoặc thử tập trung hát các bài hát yêu thích mà bạn muốn thể hiện cảm xúc bằng giọng hát.

5.3. Luyện khẩu hình miệng

hoc thanh nhac cho nguoi moi bat dau
  • Đứng thẳng, giữ thăng bằng và thư giãn cơ thể.
  • Hãy mở miệng rộng để cho không khí vào đường hô hấp, đồng thời mở môi để tạo ra âm thanh và phát âm các từ.
  • Hãy đưa lưỡi ra đằng trước, tạo một khoảng trống giữa lưỡi và hàm trên. Điều này sẽ giúp cho âm thanh được phát ra từ cuối họng và đạt được sự tròn trịa.
  • Cố gắng giữ độ dài của cuộn lưỡi, giúp âm thanh được phát ra mạnh mẽ và rõ ràng.
  • Tập trung vào cách cử động của môi, giữ cho môi trên và dưới luôn được đều và nhẹ nhàng. Hãy cố gắng để môi không bị quá căng hoặc quá chùng lại, giúp tạo ra âm thanh mượt mà và tròn chữ.
  • Luyện tập thường xuyên bằng cách hát các bài hát có nhiều âm vần tròn chữ như “o”, “u”, “a”, “e”, “i” để tăng cường khả năng phát âm và điều chỉnh khẩu hình miệng.

Luyện tập khẩu hình miệng là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Học cách mở khẩu hình đúng sẽ giúp việc học thanh nhạc cho người mới bắt đầu rút ngắn được thời gian luyện tập và mang lại hiệu quả cao hơn, hát hay hơn.

5.4. Hít thở trong ca hát

Để có giọng hát hay bạn cần phải biết vận dụng hơi thở một cách nhanh chóng, mềm mại, linh hoạt,… Đặc biệt hơn là trong khi hát bạn cần phải lấy hơi để giữ cho giọng hát liên tục và dẻo dai, trong sáng, không rè, vỡ do ép hơi quá mạnh,… Để điều khiển hơi thở một cách tốt nhất bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Thứ nhất: Thở ra từ từ, đẩy không khí ra bằng cách co bụng lại. Khi thở ra, hãy tập trung để giữ lại hơi thở cuối cùng trong một khoảng thời gian ngắn để tạo ra âm thanh đều, liền mạch và kéo dài hơn. Khi lấy hơi vào trong, bạn cần khống chế hơi và đồng thời không buông lỏng các cơ bắp để xả hơi ra quá nhanh.
  • Thứ hai: Lưu ý bạn không nên quá căng thẳng bởi khi căng thẳng sẽ làm cho hơi trong phổi bị ép chặt lại. Từ đó, âm thanh phát ra không thoát, nhẹ nhàng, trong sáng,…
  • Thứ ba: Chỉ nên lấy hơi đúng độ không nên lấy hơi quá căng việc lấy hơi quá căng sẽ dẫn đến việc phản ứng mạnh của hoành cách mô khiến bạn khó có thể khống chế nhịp hát và hơi thở của mình.
  • Thứ tư: Tránh lối hát có hơi thở mạnh, hơi ra cứng làm vỡ âm thanh, đây được gọi là tật “lộ hơi”.
  • Thứ năm: Bạn tuyệt đối không được tuỳ tiện lấy hơi. Bạn nên lấy hơi đúng lúc và đúng nhịp để đảm bảo giọng hát được tốt nhất.

Nguồn: vn.yamaha.com, mla.vn, pianoductri.com

Bài Viết Liên Quan

Thông báo số phát sóng đài truyền hình

Lễ Hội Ra Mắt Tháng 9 Chính Thức Khép Lại Cùng VMC

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.