Có trận đại dịch nào nguy hiểm hơn Covid 19 đã từng xảy ra trước đây?
admin 31/08/2021
Đại dịch là gì?
Đại dịch là một căn bệnh lây lan xuyên biên giới quốc gia hoặc trên toàn bộ thế giới và ảnh hưởng đến rất nhiều người (Theo cdc.gov). Đến hiện nay, cả thế giới đang chao đảo do bùng phát Dịch Covid – 19. Vậy có trận đại dịch nào nguy hiểm hơn đã từng xảy ra trước đây không?
Xem thêm: Đại dịch Covid -19 và những điều bạn chưa biết khi tiêm vacxin
Các đại dịch khủng khiếp đã diễn ra trong lịch sử
1. The Black Death – Cái chết đen (1347 – 1351)
Đây được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại. Khoảng ⅓ – ½ dân số Châu Âu đã chết (Khoảng 25 triệu người). Nguyên nhân là do sự lây lan của vi khuẩn Yersinia pestis có trong động vật có vú nhỏ & bọ chét. The Black Death được chia làm 2 nhóm: dịch hạch thể bạch huyết (Bubonic) – Tỷ lệ tử vong 30-60% và dịch hạch thể nhiễm trùng huyết (Pneumonic) – Tỷ lệ tử vong 100%.
Nguồn gốc của bắt nguồn từ Trung Quốc rồi lan rộng về phía tây đến Châu Phi, Trung Đông và Châu Âu bằng tàu buôn. Giai đoạn này không có vacxin nên tốc độ lây nhiễm vô cùng nhanh, khiến châu Âu vào giữa thế kỷ XIV thực sự rơi vào thảm kịch cả về kinh tế và xã hội.
2. The Spanish Flu – Đại dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1920)
Đây là một đại dịch cúm chết người một cách bất thường. 500 triệu người bị ảnh hưởng và có tới khoảng 40 triệu ca tử vong trên toàn thế giới. Lý do đặt tên là đại dịch cúm Tây Ban Nha vì đây là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nguyên nhân lây nhiễm là do một chủng cúm gia cầm gây ra, có liên quan đến virus cúm A H1N1. Nguồn gốc chưa rõ bắt nguồn từ đâu. Tỷ lệ tử vong từ 10-20% xảy ra chủ yếu ở những thanh niên khỏe mạnh khoảng 20-30 tuổi. Các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ của thanh niên gây tàn phá cơ thể, trong khi hệ thống miễn dịch yếu hơn của trẻ em và người lớn trung niên dẫn đến tử vong ít hơn.
Dịch cúm kết thúc khi dần xuất hiện những người có khả năng miễn dịch với dịch bệnh này. Virus H1N1 biến đổi theo thời gian trở thành một chủng cúm theo mùa ít gây chết người hơn. Nhưng cho đến nay, dịch cúm Tây Ban Nha vẫn là một dịch bệnh nguy hiểm và gây tàn phá nặng nề.
3. Đại dịch HIV/AIDS (1981 – 2006)
HIV (vi rút suy giảm miễn dịch ở người) là một loại vi rút tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu HIV không được điều trị, nó có thể dẫn đến AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Khoảng 0,6% dân số thế giới bị nhiễm HIV/AIDS và khiến hơn 25 triệu người tử vong. HIV có nguồn gốc từ một loài tinh tinh ở Trung Phi, bắt đầu lây lan sang Tây và Nam Phi, sau đó lan đến Châu Á, Mỹ, Ấn Độ với tốc độ chóng mặt.
Căn bệnh này lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều đến hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.
Cho đến hiện nay, HIV/AIDS vẫn chưa có cách chữa trị hiệu quả. Một khi người ta nhiễm HIV, họ sẽ có nó suốt đời. Nhưng với sự chăm sóc y tế thích hợp, HIV có thể được kiểm soát. Người nhiễm HIV nếu được điều trị HIV hiệu quả có thể sống lâu, sống khỏe mạnh và bảo vệ được bạn tình của mình.
4. Đại dịch SARS ( Tháng 2/2003 – Tháng 5/2003)
Đại dịch này gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng ở con người do một loại virus mang tên virus SARS. Dịch bùng phát tại Hồng Kông – Trung Quốc từ loài cầy vòi mốc. Virus trong không khí, lây lan qua các bề mặt tiếp xúc (tương tự như bệnh cúm). Dân số khoảng 25 – 70 tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất, tỷ lệ tử vong khoảng 3%. Năm 2003, đã có hơn 8095 người mắc và 774 trường hợp tử vong. Kể từ tháng 5 năm 2003, vi rút SARS (SARS-CoV-1) đã suy giảm nhiều nhờ sự biến đổi của vi rút và thực hiện triệt để các biện pháp bảo vệ sức khỏe.
Đại dịch Covid – 19 vẫn đang diễn ra và ngày một diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do Virus Corona 2 (SARS-CoV-2) gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Bắt đầu xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12 năm 2019 và kéo dài đến hiện nay.
Và biết đâu, tương lai cũng vẫn còn những mối nguy hiểm khác. Vì vậy, điều quan trọng nhất là chính bạn, ngay từ ngày hôm nay hãy ý thức nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch để bảo vệ chính bản thân mình, gia đình và cộng đồng. Trung tâm VMC Việt Nam luôn đồng hành cùng các bạn với các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động tại nhà thông qua phương pháp Y học Cổ truyền an toàn, đơn giản, dễ thực hành.
Để biết thêm chi tiết vui lòng xem thêm tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Bài viết liên quan:
Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng – Vũ khí lợi hại chống lại Covid 19
Vacxin Covid-19 có nguy hiểm cho người tiêm? Đã tiêm vẫn nhiễm virus?