Công dụng thần kỳ của cây ngải cứu với sức khỏe

VMC-Admin 18/09/2021

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết ứng dụng các loại thảo dược quen thuộc để giảm đau và điều trị các vấn đề về sức khỏe. Liệu bạn đã từng có suy nghĩ hay tìm hiểu về các loại thảo mộc đó chưa? Phương pháp dùng thảo mộc để tăng sức đề kháng cũng như điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe được coi là phương pháp an toàn và hiệu quả. Thay vì dùng thuốc, việc kết hợp sử dụng thảo dược với các bài tập xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp cơ thể của bạn sảng khoái và khỏe mạnh. Trong bài viết lần này, Trung tâm VMC – Chăm sóc sức khỏe chủ động sẽ giới thiệu với bạn đọc một vài công dụng thần kỳ của một loại thảo mộc rất quen thuộc với mỗi người Việt Nam – đó chính là cây ngải cứu.

Một số đặc điểm nổi bật của cây ngải cứu

Ngải cứu (Wormwood) là loại thảo dược phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Ở Việt Nam, cây ngải cứu được trồng ở nhiều vùng miền, sinh trưởng mạnh, ưa nơi ẩm thấp, được dùng làm thuốc hoặc rau ăn.

Ngải cứu có chứa các thành phần hóa học như: tinh dầu, các chất Sterol, Aavaonoid, Coumarin, tricosanol, cineol, tetradecatrilin, các acid amin (choline, adenin)… giúp kháng khuẩn, giảm các cơn đau bụng kinh, đau thần kinh hiệu quả.

Công dụng: Trong Y học cổ truyền, cây ngải cứu được xem vị thuốc đa công dụng, chữa đa bệnh. Cây có tính ấm, vị đắng, hơi cay, mùi hắc. Chúng có mặt trong các bài thuốc dân gian giúp bổ máu, điều kinh, hỗ trợ điều trị đau xương khớp, chữa suy nhược cơ thể,… 

Các sản phẩm từ ngải cứu: Thân, lá và hoa của cây ngải cứu thường được phơi khô để pha thành trà. Bên cạnh đó, ngải cứu còn được chiết xuất thành tinh dầu và pha loãng thành kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm ngải cứu khô, viên nang trên thị trường. 

Công dụng của ngải cứu với sức khỏe

Xem thêm: Chăm sóc điều hòa kinh nguyệt chủ động

Các công dụng của cây ngải cứu

Giúp điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ

Đối với Đông y, đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt của phụ nữa chủ yếu là do chứng hư hàn gây ra và do rối loạn nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Tính ấm nóng của ngải cứu sẽ giúp trị hàn, đả thông kinh mạch, tuần hoàn máu, loại bỏ những triệu chứng khó chịu của kinh nguyệt không đều. Đối với các chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không ổn định thì loại lá này chính là giải pháp vô cùng hiệu quả. Uống ngải cứu kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, tránh thức đêm, giải tỏa tâm lý để chu kỳ kinh bình thường trở lại. Ngoài ra, cây còn có tác dụng điều trị rong kinh, giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.

Cách dùng ngải cứu như sau: Trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12g ngải cứu sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cô đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Lưu ý: Không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng ngải cứu. Bạn chỉ nên sử dụng theo đợt, hết kinh thì nghỉ, sau đó đến gần kỳ kinh lại tiếp tục uống. Không sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, những loại thảo dược như ngải cứu nên tránh sử dụng. Bởi thành phần Thujone có trong lá có thể kích thích gây co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non và có thể là nguyên nhân gây suy thận hoặc làm nặng nề tình trạng suy thận nếu có ở thai phụ.

Ngải cứu giúp xử lý các vấn đề về da

Trị mụn trứng cá

Nhờ có tính sát khuẩn cao, ngải cứu có tác dụng chống viêm, ngăn hình thành viêm mụn, giúp loại bỏ mề đay, mẩn ngứa cũng như các căn bệnh ngoài da khác do vi khuẩn, nấm gây ra. Có nhiều cách trị mụn bằng ngải cứu, bạn có thể tham khảo một vài cách làm dưới đây:

Cách 1: Mặt nạ ngải cứu: Lá tươi rửa sạch, sau đó mang đi giã nát để đắp mặt, để mặt nạ khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Mặt nạ làm đẹp da rất hiệu quả, nếu kiên trì đắp mặt thường xuyên, bạn sẽ có một làn da hồng hào, trắng sáng.

Cách 2: Rửa mặt với nước ngải cứu: Đun lá với nước đến khi chín nhừ. Sau đó, bạn dùng vải/rây lọc lấy nước rồi cho vào hũ thuỷ tinh sạch và cất vào tủ lạnh dùng dần. Rửa mặt với nước ngải cứu vào sáng hoặc tối. Sau đó dùng khăn thấm nước ngải cứu rồi đắp lên mặt đặc biệt là những vùng da có nhiều mụn. Đắp cho đến khi khăn tự khô thì bạn bỏ ra rồi rửa mặt sạch lại với nước. Kiên trì thực hiện sẽ giúp cải thiện làn da của bạn, giúp làm dịu các đốm mụn, kháng viêm hiệu quả và ngăn ngừa mụn quay lại.

Cách 3: Kết hợp tinh dầu ngải cứu và dầu oliu: Lá rửa sạch rồi xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Sau đó, bạn trộn hỗn hợp nước ngải cứu và dầu oliu theo tỉ lệ 1: 2. Tiếp theo, bạn thoa đều hỗn hợp lên mặt và massage trong khoảng 30 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch. Hỗn hợp tinh dầu ngải cứu và dầu oliu giúp tuần hoàn máu dưới da lưu thông dễ dàng, giúp tái tạo da và nhanh chóng làm mờ các vết sẹo do mụn để lại. Ngoài ra, dầu oliu còn có chứa các thành phần axit oleic và axit linoleic có khả năng chống viêm, làm sạch bụi bẩn, bã nhờn và hỗ trợ đẩy nhân mụn lên bề mặt da. giúp cải thiện tình trạng mụn trên da bạn một cách đáng kể, giúp da trắng sáng, mịn màng và mờ sẹo.

Đọc thêm: Thư giãn cơ thể cùng với xoa bóp bấm huyệt

Chăm sóc da bằng ngải cứu

Trị mẩn ngứa, rôm sảy, ghẻ lở:

Đối với trẻ em thường xuyên bị nổi rôm sảy, ta có thể xay nhuyễn lá, lọc ra lấy nước cốt rồi hòa với nước để tắm cho trẻ. Hoặc kết hợp với đơn lá đỏ (lá đơn đỏ) nấu nước tắm cho bé.

Giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa

Giảm đau thần kinh tọa bằng ngải cứu là biện pháp tại nhà được áp dụng phổ biến. Artemisinin – một hợp chất có trong cây – có thể giúp giảm viêm trong cơ thể bằng cách ức chế sản xuất cytokine. Cytokine là các protein được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể. Ngải cứu có tác dụng làm bền thành mạch, tăng lưu lượng máu, thư giãn cơ, hỗ trợ giải nén dây thần kinh và giảm đau nhức. Hoạt chất Barbital sodium có tác dụng an thần, kiểm soát căng thẳng, hạn chế đau dây thần kinh tọa làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

Cách sử dụng: Dùng chườm nóng hoặc kết hợp các loại thảo mộc giúp tăng tuần hoàn máu, xoa dịu cảm giác đau nhức và tê bì tay chân do dây thần kinh tọa tổn thương. Thực hiện chườm lên khu vực bị đau, dọc theo dây thần kinh tọa bị tổn thương; ngâm chân với nước ngải cứu đồng thời xoa bóp để tăng hiệu quả giảm tê bì và giảm đau. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần từ 10 – 20 phút.

Lưu ý: Không bôi trực tiếp ngải cứu lên da vì các hợp chất của nó quá đậm đặc và có thể dẫn đến bỏng da.

Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu

Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, lá ngải cứu thường được dùng trong điều trị những triệu chứng liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra lượng tinh dầu và những dưỡng chất khác được tìm thấy bên trong loài cây này có khả năng khắc phục ho khan, ho có đờm. Đồng thời giúp cải thiện một số dạng ho và những triệu chứng khó chịu đi kèm như: Ho do viêm họng, ho do sốt, ngứa ngáy cổ họng, đau rát họng, sốt, ho do cảm cúm, nóng…

Giảm đau đầu bằng ngải cứu: Ngải cứu tươi kèm với lá khuynh diệp và lá bưởi rửa sạch, nấu khoảng 15 phút sau đó đem đi xông 20 phút sẽ có hiệu quả giảm đau đầu ngay tức thì. 

Phương pháp xông hơi nước lá ngải cứu giúp điều trị cảm cúm, ho. Đây là một phương pháp đơn giản, có khả năng mang lại hiệu quả cao mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian và công sức. Nhờ có hơi nóng bốc lên, hoạt chất trong nước ngải cứu có khả năng di chuyển và tác động sâu vào bên trong mũi và họng, vào vị trí đang bị viêm. Điều này giúp bạn có thể khắc phục tình trạng viêm nhiễm, cắt giảm cơn ho khan và ho có đờm, giảm tình trạng đau rát và ngứa họng

Đọc thêm: Tác dụng tuyệt vời của ngâm chân bằng lá lốt

ngải cứu giúp giảm đau đầu

Như vậy, có thể nhận thấy các loại thảo mộc xung quanh ta đều có những công dụng tuyệt vời mà chúng ta không thể ngờ tới nếu như không tìm hiểu kĩ về chúng. Chúng tôi hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về công dụng của ngải cứu với sức khỏe.

Để tìm hiểu, đăng ký các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của Trung tâm VMC, bạn vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.