Dấu hiệu kinh nguyệt sắp “ghé thăm” mà chị em nên chú ý

Lê Thanh Hiền 14/06/2022

Các dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ là yếu tố rất quan trọng giúp chị em phụ nữ chuẩn bị tâm lý và lên kế hoạch chăm sóc bản thân, kiểm soát các triệu chứng được tốt nhất. Dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ là điều mà chị em cần nắm rõ giúp chị em chủ động hơn, tránh gặp phải những bất tiện khi tới ngày nguyệt san.

Kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt

Các dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ

Kinh nguyệt là dấu hiệu cho khả năng sinh sản của phụ nữ, diễn ra có chu kỳ từ giai đoạn tuổi dậy thì cho đến khi phụ nữ mãn kinh. Một chu kỳ ở nữ giới thường kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy cơ địa từng người. Khoảng cách thời gian giữa các chu kỳ từ 28 – 30 ngày, một số trường hợp có thể đến 35 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là rất nhiều nguyên nhân: sức khoẻ, tinh thần, lối sinh hoạt và bạn cần tới để gặp bác sĩ.

Kinh nguyệt diễn ra hàng tháng tạo cho nữ giới cảm giác mệt mỏi, khó chịu và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Tuy nhiên thật tuyệt vời, các dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ luôn được cơ thể chúng ta gửi đến cho chính chúng ta trước vài ngày để chúng ta nhận biết và có những chuẩn bị tốt nhất.

Xem thêm: Vòng tuần hoàn kinh nguyệt thất thường? Cách điều hòa kinh nguyệt

Các dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ

Dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ

Hệ tiêu hoá của bạn bị rối loạn

Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hoá như: táo bón, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu,… Đồng thời cơ thể còn xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ thường gọi là đau bụng kinh

Bạn rất dễ cáu gắt, bực bội, tâm trạng thất thường

Lại một lần nữa “thủ phạm” gây ra chính là nội tiết tố nhưng bạn đừng lo nhé vì đây đều là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường.

Xem thêm: Kinh nguyệt bất thường – Vì sao không nên chủ quan?

Da nhờn và nổi mụn

Trước kì kinh nguyệt khoảng 3-5 ngày, da mặc thường rất dễ mọc mụn do thay đổi nội tiết tố khiến cho chất nhờn trên da tiết ra nhiều hơn làm da trở nên bóng dầu và dẫn đến nổi mụn. Tuy nhiên mụn sẽ hết dần khi kì kinh kết thúc.

Ngực đau và căng cứng

Khi gần đến ngày kinh chị em sẽ thấy cơ thể, đặc biệt là vùng ngực có biểu hiện căng tức, ngực sẽ tăng lên kèm theo cảm giác đau khi chạm vào đặc biệt là vùng núm ti. Trong những ngày này, bạn nên mặc áo ngực rộng một chút để giúp vòng một của mình thoải mái hơn.

Lượng khí hư tăng lên

Khi sắp đến ngày kinh, do lượng nội tiết tố trong cơ thể bị biến đổi, lượng chất nhầy tử cung tăng lên nhanh chóng khiến cho khí hư tiết ra nhiều hơn. Chính vì thế “cô bé” luôn trong trạng thái ẩm ướt, gây cảm giác khó chịu.

Đây là biểu hiện rất bình thường của cơ thể khi gần đến ngày kinh nên chị em chỉ cần chú ý vệ sinh vùng kín và thay đồ lót hàng ngày để tránh bị viêm nhiễm.

Một số dấu diệu sắp đến ngày đèn đỏ khác

Ngoài các dấu hiệu có kinh phổ biến trên thì chị em cũng có thể gặp phải các biểu hiện khác như:

  • Tăng thân nhiệt
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Đau lưng
  • Bủn rủn tay chân

Dấu hiệu có kinh đối với mỗi người không giống nhau, thậm chí có người không có biểu hiện gì trong suốt kỳ kinh, ngược lại có trường hợp lại đau bụng dữ dội. Tuy vậy, những biểu hiện này sẽ hết hoặc giảm bớt khi hành kinh.

Hy vọng những thông tin hữu ích qua bài viết, chị em sẽ hiểu hơn về sức khoẻ sinh lý của cơ thể mình để có sự chuẩn bị kỹ hơn trước mỗi kỳ kinh.

Khóa học điều hòa kinh nguyệt bằng Y học cổ truyền tại Trung tâm VMC

Nhằm đem đến cho chị em cái nhìn toàn diện về sức khoẻ thông qua việc “Chăm sóc điều hoà kinh nguyệt chủ động”, khoá học này sẽ giúp mỗi người có khả năng sử dụng những kinh nghiệm quý báu từ các Danh y Y học cổ truyền trong việc điều hoà kinh nguyệt như:

– Bộ huyệt đặc hiệu giúp điều hoà kinh nguyệt

– Cách tự xoa bóp đơn giản dành cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt

– Phương pháp điều hoà cảm xúc theo nguyên lý Y học Cổ truyền

– Những món ăn, bài thuốc giúp hoạt huyết, dưỡng huyết điều kinh.

Đặc biệt, ngoài những kiến thức Y học truyền thống quý báu, chúng ta sẽ được thấy rõ sự liên quan của hoạt động kinh nguyệt và những cấu trúc, chức năng của cơ thể liên quan như khung chậu, cột sống, cơ bắp, dây chằng… để từ đó tự mình nhận ra những lỗi rất thường gặp mà mình đã mắc phải gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt và điều chỉnh nó.

Để tìm hiểu, đăng ký khóa học, bạn vui lòng đăng ký tại Website này hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.