Đường ruột không khỏe mạnh: Dấu hiệu nhận biết và cách để cải thiện
admin 12/10/2021
Người ta thường nói rằng hệ tiêu hóa quan trọng chỉ sau sức khỏe não bộ của bạn. Đó không hề là một lời nói quá. Khi đường ruột không khỏe mạnh, nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn. Bởi vậy, sức khỏe đường ruột luôn là mối quan tâm của cả người lớn và trẻ em.
Dấu hiệu nào cho thấy sức khỏe đường ruột đang rất tốt
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh luôn đảm bảo việc hấp thu, chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất. Một đường ruột khỏe mạnh hoạt động bình thường khi bạn đi ngoài 2 lần/ngày. Tất nhiên là những lần đi ngoài này không có các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, phân lỏng. Và bạn cũng không có những vấn đề khác về sức khỏe đường ruột. Ví dụ như: bệnh trĩ, đầy hơi, chướng bụng hay đau bụng,…
Tiến sĩ Parrish cho biết: “Với hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, bạn sẽ ít gặp tình trạng: rối loạn da, tình trạng tự miễn dịch, phản ứng viêm và các vấn đề sức khỏe khác. Tiêu hóa khỏe mạnh thật sự sẽ là tấm khiên bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Vậy nên nếu cảm thấy hệ tiêu hóa suy giảm các chức năng vốn có, bạn nên đi thăm khám tại bệnh viện.
Xem thêm:
- 6 mẹo trị trào ngược dạ dày với nguyên liệu có sẵn tại nhà
- Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin COVID-19
Những dấu hiệu chung của một đường ruột không khỏe mạnh
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy của đường ruột không khỏe mạnh:
- Đau nửa đầu trở nên phổ biến hơn. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa đau đầu và sức khỏe đường ruột. Những người đau đầu thường xuyên cũng có nhiều khả năng bị rối loạn tiêu hóa.
- Đau bụng thường xuyên. Nếu cảm thấy vùng bụng khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, ợ chua,…Đó có thể là những dấu hiệu của một đường ruột không tốt. Vì hệ tiêu hóa suy giảm nên gây khó khăn khi tiêu hóa thức ăn và loại bỏ chất thải.
- Khi đường ruột không khỏe mạnh, mệt mỏi xảy ra nhiều hơn. Những người bị mệt mỏi mãn tính có thể bị mất cân bằng trong ruột. Một nghiên cứu cho thấy gần một nửa số người bị mệt mỏi cũng mắc IBS.
- Hệ thống tự miễn dịch của bạn bị suy giảm. Trong một số trường hợp, những vi khuẩn đường ruột “xấu” có thể gây ra nhiều tác hại. Có thể là vấn đề về tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng và tiểu đường loại 1.
- Tâm trạng thay đổi thất thường. Những vấn đề của hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm.
- Bạn gặp tình trạng không dung nạp một số loại thực phẩm. Điều này xảy ra khi vi khuẩn trong ruột hoạt động kém. Nó dẫn đến việc không thể tiêu hóa một số loại thức ăn. Vì vậy nếu cố ăn thì bạn sẽ bị đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn hoặc đau bụng.
- Tăng hoặc giảm cân không chủ ý. Nếu đường ruột mất cân bằng, cân nặng của bạn sẽ mất kiểm soát. Vì lúc này, vi khuẩn đường ruột có thể phát triển quá mức hoặc thiếu chất dinh dưỡng.
- Cực kỳ thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt. Ăn quá nhiều đường có thể khiến vi khuẩn “xấu” trong đường ruột phát triển nhanh hơn. Tất nhiên là điều này sẽ không hề có lợi đối với hệ tiêu hóa của bạn.
- Dễ gặp tình trạng kích ứng da. Có khá nhiều vấn đề về da có thể liên quan đến sức khỏe đường ruột. Ví dụ như mụn trứng cá, bệnh chàm và bệnh vẩy nến,…
- Chất lượng giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng. Đường ruột không khỏe mạnh có thể gây mất ngủ kéo dài. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi và uể oải cả ngày. Phần lớn serotonin được sản xuất trong ruột ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, nếu có vi khuẩn xấu hoặc viêm nhiễm trong ruột, giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Xem thêm: 5 nhóm người tuyệt đối không được bỏ qua bữa sáng
Làm thế nào để cân bằng sức khỏe đường ruột của bạn
Những dấu hiệu trên đây có thể bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác nhau. Có thể hệ tiêu hóa của bạn bị suy giảm hoặc không. Nhưng để chắc chắn bạn nên đi thăm khám để theo dõi sức khỏe định kỳ. Tốt nhất là gặp bác sĩ chuyên về hệ tiêu hóa. Nếu như đường ruột có vấn đề, bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.
Bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp đơn giản ngay tại nhà để đường ruột khỏe mạnh:
- Bổ sung thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống.
- Luyện tập: thể dục, yoga, thiền,… đều đặn.
- Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn và có hàm lượng đường cao. Vì chúng khiến đường ruột không khỏe mạnh. Thay vào đó là bổ sung protein và chất xơ.
- Ăn chậm và nhai kỹ.
- Hãy thử một chế độ ăn kiêng phù hợp với bạn. Xác định các loại thực phẩm khiến bạn không thể dung nạp được và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Ngủ đủ và ngon giấc mỗi ngày
- Giảm căng thẳng bằng những hoạt động thư giãn, giải trí.
- Nên tránh sử dụng thuốc lá.
Đường ruột không khỏe mạnh luôn là mối lo ngại với rất nhiều người. Đặc biệt là khi tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra thường xuyên. Để chăm sóc sức khỏe đường ruột, không chỉ cần một thói quen ăn uống lành mạnh. Bạn còn phải chú ý đến việc rèn luyện thể dục và tinh thần khỏe mạnh.
Qua bài viết, tin rằng nhiều người đã hiểu được tầm quan trọng của đường ruột khỏe mạnh. Nếu có ý định tham gia một khóa học để chăm sóc hệ tiêu hóa ngay tại nhà. Vậy thì “Chăm sóc dạ dày và hệ tiêu hóa chủ động”, sẽ là một khóa học tuyệt vời dành cho bạn. Liên hệ qua Hotline: 966.000.643 để được tư vấn thêm về thông tin chi tiết.
Chăm sóc dạ dày và hệ tiêu hóa chủ động
Khoá học “Chăm sóc dạ dày và hệ tiêu hóa chủ động” có nội dung hướng đến cộng đồng với tình trạng sức khoẻ dạ dày từ bình thường cho đến người đã được chẩn đoán là đau dạ dày, người đang phải uống thuốc dạ dày hoặc người đang phải gánh chịu vấn đề này nhiều năm.