Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine phòng covid-19 mũi 2?
admin 06/10/2021
Tình hình dịch COVID-19 rất phức tạp như hiện nay, việc tiêm chủng quy mô toàn quốc đang được đẩy mạnh triển khai. Phần đông người dân đã được tiêm vaccine phòng covid-19 lần 1. Với những tác dụng, phản ứng sau tiêm, bạn có thấy tác động của vaccine tới cơ thể như thế nào. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân cần tiêm đủ 02 liều vaccine phòng COVID-19 với cùng một loại vaccine để đạt hiểu quả phòng ngừa cao nhất. Vậy mũi tiêm thứ 2 này liệu có sự khác biệt gì so với mũi 1 hay không? Và cơ thể của bạn sẽ có phản ứng gì sau tiêm? Hãy cùng Trung tâm VMC – Chăm sóc sức khỏe chủ động tìm hiểu nhé!
Các loại vaccine dành cho tiêm phòng COVID-19 mũi thứ 2
Theo thông tin của Bộ y tế, những người tiêm vaccine mũi 1 loại nào thì tốt nhất nên tiêm mũi 2 bằng loại vaccine đó để hạn chế phản ứng của thành phần trong vaccine tác động ngược nhau. Cho tới thời điểm hiện tại, ở Việt Nam mới chỉ có 6 loại vaccine được cấp phép là: AstraZeneca, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Vero Cell của Sinopharm, Moderna, Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V) và Janssen.
Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế thì có thể phối hợp hai loại vaccine khác nhau trong 02 lần tiêm. Bạn nên đọc thật kĩ để tránh nhầm lẫn.
- Mũi 1 Astrazeneca + Mũi 2 Astrazeneca hoặc Pfizer (nếu người tiêm đồng ý)
- Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm
- Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer
- Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna
- Mũi 1 Astrazeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna
Xem thêm: Tiêm vaccine Covid-19 xong có nên tập thể dục không?
Vaccine Covid-19 có nguy hiểm cho người tiêm? Đã tiêm vẫn nhiễm virus?
Bạn có biết hiện nay Covid 19 có thể dẫn tới viêm kết mạc?
Khoảng cách giữa hai lần tiêm vaccine phòng covid-19 bao lâu để đạt hiệu quả?
Sau khi tiêm vaccine mũi 1, bạn cần một khoảng thời gian để vaccine ngấm vào cơ thể và tạo ra hệ miễn dịch ban đầu, sau đó sẽ đến lần tiêm thứ 2. Để tạo ra miễn dịch tốt nhất cho cơ thể, vaccine phòng COVID-19 được tiêm 2 mũi và duy trì khoảng cách giữa 2 lần tiêm tùy thuộc vào loại vaccine và cơ sở tiêm chủng.
Trong số 6 loại vaccine được cấp phép sử dụng tại Việt Nam theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế chỉ có duy nhất vaccine Janssen tiêm 1 liều duy nhất, còn 5 loại vaccine khác cần được tiêm 2 mũi. Khoảng cách giữa các lần tiêm được hướng dẫn như sau:
- Vaccine COVID-19 AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: từ 8-12 tuần
- Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech : Mũi 1 cách mũi 2: khoảng 3 tuần
- Vaccine COVID-19 Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần
- Vaccine Gam-COVID-Vac (Tên gọi khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
- Vaccine Vero Cell của Sinopharm: Mũi 1 cách mũi 2: từ 3-4 tuần
Nếu bạn đã được tiêm chủng mũi 1 vaccine phòng COVID-19, hãy lưu ý về khoảng thời gian giữa mũi 1 với mũi tiêm thứ 2 để tác dụng của vaccine đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cần lưu ý gì?
Đã có kinh nghiệm sau khi tiêm vaccine lần đầu, với mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 2 này, bạn có thể áp dụng tương tự và thậm chí chuẩn bị kĩ càng hơn trước khi tiêm chủng. Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và tinh thần thoải mái trước khi tiêm, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Tránh dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc có thành phần steroid trước khi tiêm, vì các loại thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19.
- Đảm bảo giấc ngủ, chế độ sinh hoạt đều đặn như: ngủ đủ giấc, ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.
- Uống thật nhiều nước, hỗ trợ chức năng bài tiết của thận và loại bỏ các độc tố trong cơ thể.
- Chế độ ăn đủ dinh dưỡng bao gồm: thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
- Không để bụng đói trước khi tiêm vì nếu nhịn đói có thể gây chóng mặt, ngất xỉu.
- Không uống rượu, bia, thực phẩm chứa caffeine (trà, cà phê, nước tăng lực…) trước và sau tiêm.
- Không ăn nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.
Theo dõi sức khỏe sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2
Các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2
Tùy vào từng loại vaccine và sức khỏe của mỗi người mà bạn sẽ có thể gặp những tác dụng phụ khác nhau sau khi tiêm vaccine mũi 2. Hầu hết những người tiêm mũi 2 sẽ có triệu chứng giống mũi 1 là: đau ở bắp tay nơi tiêm, sưng tấy, mẩn đỏ, đau đầu, sốt, cơ thể mệt mỏi, đau lưng, đau cơ, buồn nôn,… Với những triệu chứng này, bạn nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, bổ sung chất điện giải, ăn nhiều hoa quả và vận động nhẹ nhàng để có thể giảm nhẹ triệu chứng trên. Mũi tiêm thứ 2 có thể gây mệt mỏi và đau nhức hơn mũi đầu tiên. Do đó, việc biết được các triệu chứng và theo dõi chúng sẽ giúp bạn an tâm phần nào.
Một vài giải pháp giúp giảm đau sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19
Chắc hẳn bạn đã có một vài kinh nghiệm sau khi trải qua lần tiêm đầu. Những mẹo giảm đau đó có thể sẽ giúp ích cho bạn để chống chọi với mũi tiêm thứ 2 này đó! Tuy nhiên, dù đã có kinh nghiệm ở lần tiêm đầu, nhưng người tiêm mũi thứ 2 vẫn phải cẩn thận và theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn cho bản thân. Một vài lời khuyên dành cho bạn như sau:
- Bạn nên uống thật nhiều nước, bổ sung vitamin C và chất điện giải để hạn chế việc bị sốt quá cao.
- Ăn nhiều trái cây như: cam, xoài, dưa lưới, việt quất, cà chua, đu đủ, ổi, kiwi,…giàu vitamin A và C
- Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh… và chia nhỏ bữa ăn.
- Tập thể dục, tập các bài Yoga, vận động nhẹ nhàng, tránh nằm quá lâu sẽ dễ bị nhức mỏi và khó chịu cơ thể.
- Tham khảo các khóa học về xoa bóp bấm huyệt giúp tăng cường hệ miễn dịch sau khi tiêm vaccine.
- Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm, bạn có thể dùng khăn sạch, mát và ẩm để đặt lên vị trí tiêm.
- Khi bị đau đầu, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng các huyệt để giảm đau.
Xem thêm: Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng bằng Y học Cổ truyền
Các loại thực phẩm dinh dưỡng sau khi tiêm vaccine
Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi thứ 2, một vài người sẽ có thể xảy ra phản ứng như: chán ăn, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài,… do đó bạn nên cần chuẩn bị sẵn sàng thực phẩm dễ tiêu hóa như súp rau củ, súp khoai tây, cháo đậu xanh… tránh các loại thức ăn khó tiêu như phomai, thịt, thức ăn có nhiều đường.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cố ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất đạm từ động vật và thực vật như: thịt cá, trứng sữa, tôm cua hải sản, đậu đỗ…. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín.
Một số loại thực phẩm dinh dưỡng giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 2 bao gồm: Cá, gà , trứng , các loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất: vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen,… các loại rau như cải xoăn, rau bina và bông cải xanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo mộc tốt cho sức đề kháng như: nghệ, tỏi, gừng,…
Sức khỏe khi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Với mũi tiêm thứ 2 này, bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn, chủ động chăm sóc sức khỏe sẽ giúp bạn có thể đề kháng tốt trước tác dụng của vaccine. Bài viết trên đây của VMC hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc với những lưu ý trong quá trình tham gia tiêm chủng.
Để tìm hiểu chi tiết hoặc tham gia các khóa học chăm sóc sức khỏe của Trung tâm VMC, mọi người có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643.