Hệ Miễn Dịch Suy Yếu Có Làm Giảm Hiệu Quả Khi Tiêm Vaccine Covid 19?

VMC-Admin 19/09/2021

Câu trả lời ngắn gọn: Vaccine Covid 19 vẫn sẽ phát huy hiệu quả ở người có hệ miễn dịch suy yếu. Nhưng mức độ phát huy hiệu quả sẽ khác nhau tùy vào thể trạng của từng người và các bệnh lý kèm theo. Để hiểu hơn hiệu quả của Vaccine Covid 19 hãy đọc bài viết sau để có câu trả lời đúng chính xác nhất cho mình nhé.

Khả năng đáp ứng miễn dịch của người bị suy yếu hệ miễn dịch 

Người có hệ miễn dịch suy yếu bao gồm những người bị nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), lupus, viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác…

Hệ miễn dịch suy yếu bị tổn thương trước Covid 19: Những nghiên cứu chỉ ra rằng người có hệ miễn dịch suy giảm ở mức độ trung bình  đến nghiêm trọng thì dễ tổn thương trước đại dịch Covid 19 vì họ có nguy cơ mắc bệnh cao và tỉ lệ tử vong gấp 6 lần so với những người ở bình thường khác ở cùng độ tuổi.

Hiệu lực của vaccine COVID-19 vói người có hệ miễn dịch suy yếu.

Ngoài ra khi hệ miễn dịch suy yếu thì không phải lúc nào cũng hình thành được cùng một mức độ miễn dịch sau khi tiêm chủng. Vì vậy mà các chuyên gia khuyến cáo tiêm thêm liều bổ sung để đảm bảo cơ thể được bảo vệ đầy đủ trước đại dịch Covid.

Xem thêm: Sức khỏe toàn diện trong thời điểm dịch bệnh Covid-19

                  Hệ miễn dịch khoẻ mạnh – chìa khoá chiến thắng dịch bệnh Covid

Vaccine phòng bệnh vẫn phát huy hiệu quả 

Người có hệ miễn dịch yếu thì vaccine vẫn sẽ phát huy hiệu quả, tuy nhiên sẽ không cao như những người khỏe mạnh. Bởi vì không phải lúc nào cơ thể của họ cũng có thể hình thành ngay được những kháng thể chống lại SARS-COV2 như  người bình thường và tùy thuộc vào mức độ suy giảm của hệ miễn dịch mà sẽ có phản ứng với vaccine khác nhau.

Hiệu lực của vaccine COVID-19 vói người có hệ miễn dịch suy yếu.

CDC khuyến cáo những người có hệ miễn dịch yếu cần phải tiêm thêm một liều vaccine mRNA COVID-19 tối thiểu 28 ngày sau 2 liều ban đầu để bảo vệ cơ thể trước nhng những tổn thương của Covid 19. 

Theo sự hướng dẫn National comprehensive cancer Network- Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ thì những người đang điều trị ung thư, hoặc cấy ghép tế bào gốc thì nên đợi ít nhất 3 tháng  sau khi điều trị để tiêm chủng thì hiệu quả của vaccine sẽ được phát huy tốt nhất.

Ngoài ra việc chúng ta dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch do các bệnh lý khác nhau thì cũng ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của vaccine Covid 19. 

Những lời khuyên dành cho người có hệ miễn dịch suy yếu khi tiêm Vaccine  Covid 19

Trước khi tiêm chủng, bệnh nhân nên nói chuyện với bác sĩ điều trị tình trạng suy giảm miễn dịch cụ thể của mình để thảo luận thêm về các rủi ro và lợi ích của việc tiêm phòng Covid 19.

Xem thêm: 

Cần lưu ý điều gì trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19?

Người bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp có được tiêm vắc xin COVID-19 không?

Sau khi chủng ngừa, hãy tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch 5K như đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách..để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. 

Chúng ta cùng chung tay tiêm chủng phòng ngừa Covid 19 và  để xã hội đạt đến điểm giới hạn miễn dịch và sớm trở lại trạng thái bình thường mới.  

Hi vọng với những chia sẻ của VMC sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về chăm sóc khỏe. Để tìm hiểu về những khóa học chăm sóc khỏe chủ động của trung tâm để lại thông tin tại website hoặc liên hệ Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ miễn phí nhé. 

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.