Hệ miễn dịch khoẻ mạnh – chìa khoá chiến thắng dịch bệnh Covid
admin 25/08/2021
Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại những mầm bệnh, vi trùng, vi-rút… gây hại cho sức khỏe. Nâng cao hệ miễn dịch là vấn đề được mọi người đặc biệt quan tâm trong tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp như hiện tại. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động yếu nếu sức đề kháng bị suy giảm. Và khi đó, cơ thể dễ dàng gục ngã trước các tác nhân gây bệnh, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Khám chữa bệnh từ xa – Giải pháp hỗ trợ khi Covid diễn biến phức tạp
Top 6 thực phẩm giàu protein cho bệnh nhân Covid-19
Vai trò của của hệ miễn dịch trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường
Hệ thống miễn dịch được kích hoạt bởi những thứ mà cơ thể nhận ra không phải là của chính nó. Chúng được gọi là kháng nguyên. Ví dụ về kháng nguyên là các protein trên bề mặt của vi khuẩn , nấm và vi-rút. Khi các kháng nguyên này gắn vào các thụ thể đặc biệt trên các tế bào của hệ thống miễn dịch, thì một loạt các quá trình sẽ được kích hoạt trong cơ thể. Khi cơ thể tiếp xúc với vi trùng gây bệnh lần đầu tiên, cơ thể thường lưu trữ thông tin về vi trùng và cách chống lại vi trùng đó. Sau đó, nếu nó tiếp xúc với mầm bệnh một lần nữa, nó sẽ nhận ra mầm bệnh ngay lập tức và có thể bắt đầu chống lại nó nhanh hơn.
Nhiệm vụ chính của hệ thống miễn dịch là:
- Chống lại vi trùng gây bệnh như vi khuẩn , vi-rút, ký sinh trùng hoặc nấm và loại bỏ chúng khỏi cơ thể.
- Nhận biết và trung hòa các chất độc hại từ môi trường
- Chống lại những thay đổi gây bệnh trong cơ thể, chẳng hạn như tế bào ung thư.
Trong môi trường xung quanh luôn tồn tại những tác nhân có thể gây bệnh cho cơ thể, nhưng cơ thể không mắc bệnh là vì hệ miễn dịch của bạn có thể chống lại nó. Đó có thể là từ miễn dịch bẩm sinh (sinh ra đã miễn dịch với một số vi trùng), miễn dịch chủ động (khi bạn bị bệnh nào đó một lần hoặc được tiêm vắc-xin phòng bệnh đó và sau đó cơ thể ghi nhớ cách chống lại các loại vi trùng đó-không bị lại bệnh đó nữa) hay miễn dịch thụ động (loại miễn dịch được “mượn” từ một nguồn khác, ví dụ kháng thể của mẹ truyền cho em bé). Xem thêm: Tăng cường sức khỏe đề kháng mùa dịch bằng nước chanh sả gừng
Điều gì sẽ xảy ra nếu hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động không bình thường:
Khi hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động bình thường, bạn sẽ không cảm nhận được về sự tồn tại của nó. Nhưng nếu nó không còn hoạt động bình thường, bị suy yếu hay không thể chống lại những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút,… thì bạn sẽ mắc bệnh. Nếu không có hệ thống miễn dịch, chúng ta sẽ không có cách nào để chống lại những thứ có hại xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài hoặc những thay đổi có hại xảy ra bên trong cơ thể.
Đôi khi, hệ miễn dịch của cơ thể không còn hoạt động bình thường nữa, dẫn đến tình trạng rối loạn hệ miễn dịch. Rối loạn hệ miễn dịch có 3 loại:
- Suy giảm miễn dịch
- Bệnh tự miễn dịch
- Quá mẫn cảm
Nguyên nhân làm hệ miễn dịch hoạt động không bình thường:
Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID): Đây là một ví dụ về sự thiếu hụt miễn dịch có ở trẻ sơ sinh. Trẻ em luôn có nguy cơ bị nhiễm trùng từ vi khuẩn, vi rút và nấm. Rối loạn này đôi khi được gọi là “bệnh bong bóng”. Vào những năm 1970, một cậu bé phải sống trong môi trường vô trùng bên trong bong bóng nhựa. Trẻ em bị SCID bị thiếu các tế bào bạch cầu quan trọng.
Thiếu hụt miễn dịch tạm thời: Ví dụ, hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị suy yếu do một số loại thuốc. Điều này có thể xảy ra với những người đang hóa trị hoặc sử dụng các loại thuốc khác để điều trị ung thư. Nó cũng có thể xảy ra với những người sau cấy ghép nội tạng, những người dùng thuốc để ngăn chặn đào thải nội tạng. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng như vi-rút cúm, bạch cầu đơn nhân và bệnh sởi có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch trong một thời gian ngắn. Hệ thống miễn dịch của bạn cũng có thể bị suy yếu do hút thuốc, uống rượu và dinh dưỡng kém, căng thẳng kéo dài, không tập thể dục thường xuyên… AIDS. HIV, nguyên nhân gây ra bệnh AIDS, bệnh này gây ra việc phá hủy các tế bào bạch cầu quan trọng và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Người nhiễm HIV / AIDS bị bệnh nặng do cơ thể không chống lại được vi trùng (những bệnh đó hầu hết mọi người đều có thể chống lại được). Những bệnh nhiễm trùng này được gọi là “nhiễm trùng cơ hội” vì chúng lợi dụng hệ thống miễn dịch kém.
Sự cấp bách của việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trong bối cảnh đại dịch covid:
Tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam làm gia tăng sự lo lắng của người dân. Hiện nay đã xuất hiện thêm biến thể lambda ở nhiều quốc gia, loại biến thể mới này có tốc độ lây nhiễm nhanh và nghiêm trọng hơn. Và vắc-xin phòng Covid cũng đã và đang được tiêm chủng ở nhiều nơi. Nhưng chúng ta không biết được liệu nó có chống lại được các biến thể hay không. Mặt khác, để được tiêm vắc-xin thì bạn cũng phải có một cơ thể khỏe mạnh, đủ các điều kiện về sức khỏe để tham gia tiêm phòng. Việc tiêm vắc-xin cũng chỉ là một cách để kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại vi-rút corona. Vì vậy, việc tăng cường hệ miễn dịch là vô cùng cần thiết ngay lúc này. Hệ miễn dịch khỏe mạnh, hoạt động bình thường thì cơ thể mới có sức đề kháng để chống lại các mầm bệnh được. Đó chính là chìa khóa giúp bạn vượt qua đại dịch.
Biện pháp tăng cường hệ miễn dịch
Những thói quen lành mạnh có thể giúp chúng ta cải thiện hệ miễn dịch của chính mình:
- Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học
Ăn uống đa dạng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như vitamin cho cơ thể khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu chất dinh dưỡng có thể cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch. Nếu bạn thiếu dinh dưỡng cần thiết thì khi cơ thể tiếp xúc với các mầm bệnh, cơ thể của bạn có thể không đáp ứng được nhu cầu cần thiết để chống lại chúng.
Xem thêm: 10 loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng trong đợi dịch Covid-19
- Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục vừa phải có thể tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách tăng lưu lượng máu và giúp giảm căng thẳng mãn tính.
Xem thêm: Tập yoga tại nhà- Giải pháp an toàn trong mùa dịch
- Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của bạn. Điều quan trọng là phải có một giấc ngủ chất lượng (ngủ ngon và sâu). Để có một giấc ngủ chất lượng, bạn nên tránh sử dụng điện thoại/ máy tính trước khi ngủ, không uống cà phê, lựa chọn chỗ ngủ thoải mái.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái
Căng thẳng khiến cơ thể tiết ra hormone căng thẳng cortisol. Việc tăng cortisol trong máu kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.
Xem thêm: Hiệu quả không ngờ với giải tỏa stress qua huyệt đạo
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
Lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ làm ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu. Việc này làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
- Tiêm phòng
Tiêm phòng là một trong những cách giúp cơ thể sinh ra kháng thể chống lại các loại bệnh. Chúng ta thường tiêm phòng các loại bệnh theo khuyến nghị của Bộ y tế như: tiêm phòng viêm gan B, tiêm phòng uốn ván hay tiêm phòng bệnh sởi,…
Xem thêm: Cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid
Có một số khóa học online sẽ hữu ích với bạn trong trường hợp bạn muốn tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của mình như khóa học: Tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng bằng y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, các Thầy thuốc cổ xưa đã nói về hệ miễn dịch thông qua Vệ khí và Nguyên khí. Vệ khí giúp bảo vệ cơ thể, còn Nguyên khí giúp cơ thể tự phục hồi và sửa chữa. Trong khóa học này, bạn sẽ được học tập và thực hành những kĩ thuật nâng cao Vệ Khí và Nguyên khí nhằm giúp cơ thể có khả năng tự bảo vệ mạnh mẽ, đồng thời kích hoạt nguồn năng lượng tự phục hồi tiềm ẩn.
Không những thế, chúng ta còn được hiểu cặn kẽ những nguyên nhân, mối liên quan của hệ miễn dịch đến các yếu tố như giấc ngủ, cảm xúc, kinh mạch,….
Những bài tập thực hành mà bạn không thể tìm được ở đâu khác, bởi đây là những kinh nghiệm thực tế của giảng viên, được đúc rút và tổng hợp từ nhiều nguồn kiến thức cổ truyền. Từ đó giúp bạn cũng như người thân trong gia đình nâng cao được sức khỏe một cách toàn diện và từ gốc rễ.