Giải đáp: Hen suyễn có lây không? Đối tượng dễ mắc hen suyễn?

admin 26/04/2023

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là vấn đề sức khỏe mang tính chất di truyền do tình trạng quá mẫn của phế quản. Người bị hen suyễn rất dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài gây co thắt phế quản dẫn đến các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè. Vậy hen suyễn có lây không? Cách phòng tránh hen suyễn chăm sóc sức khỏe chủ động hiệu quả nhất là gì? Mọi người hay theo dõi ngay nội dung chia sẻ dưới đây để có được thông tin hữu ích nhất.

1. Hen suyễn là gì?

hen suyen co lay khong
Hen suyễn có lây không

Hen suyễn là vấn đề liên quan đến sức khỏe đường hô hấp mãn tính phổ biến, đặc trưng bởi các triệu chứng tắc nghẽn dòng khí và co thắt phế quản. Các triệu chứng thường gặp là thở khò khè, thở rít, ho, tức ngực, khó thở.

Hen suyễn thường hay gặp ở trẻ em, người lớn cũng có thể bị hen suyễn, nhưng phần lớn là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, không liên quan đến di truyền và dị ứng.

Trong hen suyễn, đường thở bị viêm mãn tính và tăng tính phản ứng với những kích thích xung quanh. Khi người bị hen suyễn tiếp xúc với các chất gây kích ứng đường thở như phấn hoa, lông động vật, bụi mịn… (tác nhân gây hen suyễn) thì các cơ ở thành phế quản bị thắt lại và thu hẹp, khiến các mô xung quanh bị viêm và sưng tấy. Những phản ứng này gây kích thích và thu hẹp đường thở khiến bạn luôn cảm thấy khó thở, mệt mỏi, khó chịu, tinh thần lo lắng bất an.

>> ĐỌC THÊM: Khó thở khi thay đổi thời tiết là do đâu?

2. Hen suyễn có lây không? Các yếu tố liên quan đến hen suyễn

Đối với câu hỏi thắc mắc của nhiều người về vấn đề hen suyễn có lây không, các chuyên gia y tế cho biết: Hen suyễn KHÔNG lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, ăn uống sinh hoạt cùng nhau. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ được xác định là tiền sử trong gia đình có người từng bị hen suyễn, chàm, kết hợp với yếu tố môi trường làm cho hen suyễn phát triển. Các yếu tố gây hen suyễn phổ biến là:

2.1. Các chất gây hen suyễn trong nhà và môi trường xung quanh

hen suyen co lay khong
Hen suyễn có lây không
  • Bụi mịn, phấn hoa
  • Lông và phân vật nuôi
  • Chăn gối không đảm bảo vệ sinh
  • Không khí bẩn như khói xe, bụi bùn trên công trường, khói thuốc lá.
  • Thời tiết đột ngột chuyển lạnh.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột giống như ra vào phòng điều hòa.

2.2. Hút thuốc lá

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc ở phụ nữ mang thai làm tăng đáng kể nguy cơ bị hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Tương tự, cha mẹ hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn ở con cái.

2.3. Các yếu tố khác

  • Thực phẩm hoặc thuốc gây ra phản ứng dị ứng
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Tinh thần cảm thấy lo lắng hoặc chán nản
  • Hen suyễn ở người lớn thường xảy ra sau khi bị nhiễm virus, nhưng nó cũng có thể được kích hoạt bởi các chất kích thích tại nơi làm việc.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn các triệu chứng hen suyễn, nhưng chỉ cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và chăm sóc sức khỏe chủ động đúng cách thì hầu hết đều có thể kiểm soát được và có cuộc sống năng động như người bình thường.

>> ĐỌC THÊM: Polyp mũi có tự hết không?

3. Một số triệu chứng thường gặp khi bị hen suyễn

hen suyen co lay khong
Hen suyễn có lây không

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người bị hen suyễn đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Tại Mỹ, tỷ lệ người mắc năm 1964 là 183/100.000 dân. Đến năm 1983 con số này đã tăng lên 284/100.000 dân. Người bị hen suyễn tăng nhanh ở các quốc gia khác như Pháp, Áo, Phần Lan… Ước tính, trên thế giới hiện nay có khoảng gần 400 triệu người bị hen suyễn. (1)

Tại Việt Nam, hiện có khoảng hơn 4 triệu người bị hen suyễn, với 2-6% dân số nói chung và 8-10% là trẻ em mắc hen suyễn, trong đó độ tuổi 12-13 chiếm tỷ lệ cao nhất châu Á với gần 30% và đang có chiều hướng gia tăng mạnh. Việc phát hiện và điều trị hen suyễn ở trẻ em thường ở giai đoạn muộn, do các triệu chứng đôi khi không rõ ràng, khó phát hiện. (2)

Khi bị hen suyễn, mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng hen suyễn mà sẽ có những dấu hiệu riêng. Một số dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết là:

  • Ho dai dẳng hoặc tái phát (nhất là về đêm, khi chuyển mùa, khi bị cảm, sau khi vận động mạnh).
  • Hen suyễn, khó thở, thở gấp “âm thanh kéo khứ” khi thở.
  • Thở khò khè, có tiếng thở rít, kéo khứ.
  • Lồng ngực lõm sâu khi thở.

Không phải tất cả người bị hen suyễn đều có tất cả các triệu chứng nêu trên. Một số người chỉ có một số triệu chứng hen suyễn điển hình, trong khi một số người lại có những triệu chứng này ở mọi lúc, mọi nơi.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị hen suyễn

hen suyen co lay khong
Hen suyễn có lây không

Hen suyễn không lây từ người này sang người khác, giúp bạn có thể yên tâm về vấn đề hen suyễn có lây không. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao dễ bị mắc hen suyễn bao gồm:

  • Người có cơ địa dị ứng.
  • Người có bố mẹ, anh chị em người thân có tiền sử bị hen suyễn.
  • Người thừa cân béo phì.
  • Người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát nhiều lần.

Hen suyễn dù không gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng những cơn hen thường xuyên có thể làm cho bạn cảm thấy tức ngực khó thở, tinh thần lo lắng bất an. Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng như công việc. Vì vậy, khi có các dấu hiệu khó chịu do hen suyễn, mọi người cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe chủ động ngay tại nhà. Đồng thời thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.

>> ĐỌC THÊM: Cách chăm sóc hệ hô hấp giúp chống lại các tác nhân gây hại trong không khí

5. Một số biện pháp phòng ngừa hen suyễn

Để không phải lo lắng về vấn đề hen suyễn có lây không, và phòng tránh hen suyễn hiệu quả, mọi người cần đặc biệt chú ý các vấn đề sau:

5.1. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

cham soc suc khoe chu dong
Hen suyễn có lây không
  • Thường xuyên giữ nhà ở sạch sẽ và thông thoáng để tránh tích tụ bụi bẩn sinh sôi và ẩm mốc.
  • Dùng máy hút bụi để hút hoặc lau sàn nhà ẩm ướt hàng ngày, chọn thời điểm trẻ đi học hoặc ra ngoài để dọn dẹp phòng.
  • Tránh thảm lông, không sử dụng ghế sofa, gối lông vũ, chăn lông vũ, v.v.
  • Nên thay khăn trải giường và túi đựng chăn bông thường xuyên và giặt bằng nước nóng 60 độ C trong máy giặt mỗi tuần một lần.
  • Nên giặt quần áo thường xuyên và cất vào tủ, quần áo không giặt được nên phơi ngoài nắng để loại trừ bụi bẩn.
  • Không trồng cây có hoa, không nuôi mèo, chó, chim…
  • Tránh môi trường có không khí đục, giữ không khí lưu thông trong phòng
  • Người nhà không được hút thuốc trước mặt người hen suyễn
  • Tránh đến những nơi đông dân cư như rạp chiếu phim, nhà hàng, không đến những nơi bụi bặm như công trường, v.v.

5.2. Chú ý đến sự thay đổi thời tiết

  • Khi đi ra ngoài vào mùa đông bạn nên mặc thêm quần áo ấm, nhưng tránh áo len cổ lọ.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như đi từ ngoài trời nóng vào phòng có điều hòa nhiệt độ mạnh

>> ĐỌC THÊM: Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ người mắc viêm đường hô hấp như thế nào?

5.3. Tránh các loại thực phẩm hoặc thuốc đã gây ra phản ứng dị ứng

cham soc suc khoe chu dong
  • Thức ăn như tôm, cua, nghêu…
  • Các loại thuốc như aspirin, penicillin…
  • Hóa chất và chất lỏng dễ bay hơi như sương, ête, nước hoa…

5.4. Rèn luyện thói quen sống tốt

  • Luôn giữ một tâm trạng vui vẻ.
  • Ngủ đủ giấc để tránh mệt mỏi quá độ.
  • Hoạt động thể chất vừa phải, khuyến khích người bị hen suyễn tham gia vào hoạt động thể chất mà họ có thể xử lý.
  • Tránh cảm lạnh sau khi tập thể dục và đổ mồ hôi.
  • Tránh tập thể dục khi lên cơn hen suyễn.
  • Chú ý cân bằng dinh dưỡng, ngoại trừ tránh một số thức ăn đã gây dị ứng, không cần bỏ ăn.
  • Uống nhiều nước ấm để giữ ẩm cho khí quản.
  • Có phương pháp giảm hen suyễn khi khởi phát.
  • Luôn chuẩn bị sẵn thuốc hen suyễn và uống ngay khi lên cơn hen, chăm sóc sức khỏe chủ động.
  • Uống nước ấm để làm ẩm phế quản và dễ thở.

Tổng kết

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người biết được câu trả lời hen suyễn có lây không, các nguyên nhân gây hen suyễn là gì? Từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động, đối phó với hen suyễn khi thời tiết thay đổi một cách hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo: tamanhhospital.vn, vinmec.com, benhvien108.vn

Thẻ:

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.