Chỉ số huyết áp 110/60 là cao hay thấp? Cách giữ huyết áp ở mức ổn định

Lê Thanh Hiền 06/12/2022

Đo huyết áp là một trong những phần quan trọng trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chỉ số huyết áp phản ánh đúng tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn có đang tốt hay xấu. Nếu không nắm được cách đọc chỉ số huyết áp thì bạn sẽ không thể theo dõi diễn biến sức khỏe của bản thân mình. Vậy thì khi đo huyết áp 110/60 là cao hay thấp?

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là gì?

Như chúng ta đã biết thì tim đập giúp đẩy máu lưu thông và khi nó tạo áp lực lên thành mạch được gọi là huyết áp. Do đó, huyết áp trung bình sẽ có xu hướng giảm khi máu đi theo động mạch xa khỏi tim. Đơn vị được dùng để đo huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg). Khi đo, chúng ta chủ yếu thực hiện ở vị trí động mạch tay nằm ở mặt trong của tay ở vị trí cùi trỏ. Và kết quả đo được sẽ được thể hiện bằng hai con số gọi là huyết áp tâm thu – huyết áp tối đa và huyết áp tâm trương – huyết áp tối thiểu.

  • Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là áp lực khi tim đập và ép máu vào động mạch
  • Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là áp lực khi tim nằm giữa những nhịp đập và mạch máu chảy ngược về tim thông qua tĩnh mạch.

Huyết áp tâm thu sẽ đứng trước huyết áp tâm trương. Ví dụ như huyết áp 110/60 mmHg có nghĩa là huyết áp tâm thu là 110 mmHg và huyết áp tâm trương là 60 mmHg. Vậy, huyết áp 110/60 là cao hay thấp?

2. Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Để biết huyết áp 110/60 là cao hay thấp thì trước tiên bạn cần biết huyết áp bao nhiêu được cho là bình thường. Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp lý tưởng của người bình thường nằm trong khoảng từ 90/60 mmHg cho đến 120/80 mmHg. Khi số đo huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên thì bạn đang bị cao huyết áp. Còn ngược lại, nếu như huyết áp ở dưới 90/60 mmHg thì bạn được chẩn đoán là huyết áp thấp.

Theo dõi Chỉ số huyết áp tùy theo độ tuổi tại đây: Bảng huyết áp theo độ tuổi và cách đọc chỉ số huyết áp

Tuy nhiên, huyết áp có thể thay đổi liên tục trong ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như là: vị trí cơ thể, sự hô hấp hít thở, đồ ăn thức uống, tâm trạng và khoảng thời gian trong ngày. Huyết áp thường đạt thấp nhất vào ban đêm và cao nhất là khi bạn thức dậy. Sau đó, thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Nếu cơ thể bạn không có khả năng này và huyết áp của bạn luôn ở mức cao hoặc thấp thì bạn nên đi bệnh viện để theo dõi sức khỏe cũng như có cách khắc phục.

>> XEM THÊM: Top 3 điều cần phải biết về chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

3. Chỉ số huyết áp 110/60 là cao hay thấp?

Huyết áp 110/60 là cao hay thấp?

Mỗi độ tuổi khác nhau thì sẽ có chỉ số huyết áp khác nhau vì vậy cho nên mỗi người cần phải duy trì để ổn định sức khỏe. Bởi vì huyết áp cao hay thấp đều sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Chính vì thế, ai cũng cần phải biết chỉ số huyết áp cũng như giới hạn như nào được cho là an toàn để chủ động phòng tránh rủi ro trong trường hợp xấu nhất.

Vậy trong trường hợp bạn đo huyết áp và nhận được chỉ số huyết áp là 110/60 mmHg, vậy thì huyết áp 110/60 là cao hay thấp? Để so sánh với mức huyết áp ở mức bình thường thì chỉ số huyết áp 110/60 được coi là huyết áp ở mức ổn định và bình thường, không cao cũng không thấp. Nhưng không vì thế mà bạn chủ quan và nghĩ rằng mình đang có một sức khỏe an toàn. Có nhiều trường hợp huyết áp sẽ tăng đột ngột hoặc giảm đột ngột mà bạn không biết. Chính vì thế, bạn nên đo huyết áp thường xuyên và theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần.

>> XEM THÊM: 7 HUYỆT ĐẠO GIÚP HẠ HUYẾT ÁP CỰC TỐT

4. Huyết áp 110/60 là cao hay thấp? Khi nào cần đến bác sĩ

Nếu bạn thắc mắc huyết áp 110/60 là cao hay thấp và có cần đến gặp bác sĩ hay không thì câu trả lời sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số người có chỉ số huyết áp luôn dưới 90/60 mmHg nhưng lại không có triệu chứng gì thì không cần phải quá lo lắng bởi đây chỉ là do vấn đề cơ địa.

Trên thực tế, một số người có mức huyết áp 110/60 mmHg thì lại cần đến bệnh viện và gặp bác sĩ bởi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Choáng váng hoặc chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Mờ mắt
  • Thở nhanh, nông
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Uể oải, hôn mê
  • Lú lẫn
  • Ngất xỉu.

Huyết áp 110/60 là cao hay thấp? Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng kể trên và sau nhiều lần đo huyết áp mà kết quả nhận về vẫn là 110/60 thì bạn có thể đã bị huyết áp thấp. Hãy thăm khám sớm với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt nếu các dấu hiệu tụt huyết áp lặp đi lặp lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

>> XEM THÊM: Huyết áp 130/80 có cao không? Huyết áp cao nên làm gì?

5. Các cách giữ huyết áp ở mức ổn định

Chắc hẳn qua bảng ở trên thì bạn đã có thể chắc chắn được rằng huyết áp 110/60 là cao hay thấp rồi đúng không nào? Tuy nhiên, bởi vì huyết áp sẽ có xu hướng tăng theo độ tuổi. Vì thế, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây để giữ huyết áp của bạn trong phạm vi an toàn và tối ưu nhất.

5.1. Giảm lượng muối ăn hằng ngày

Theo nghiên cứu thì mỗi người chúng ta cần giảm đi 3g muối trong mỗi bữa ăn hàng ngày như thế có thể giảm được 60.000-120.000 ca mắc mới về tim mạch và tăng huyết áp. Ngoài ra, tỷ lệ người bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim sẽ giảm theo. WHO khuyến nghị rằng người lớn mỗi bữa ăn sẽ ăn khoảng 5g muối còn đối với trẻ em thì phải điều chỉnh xuống dưới mức tối đa được khuyến nghị của người lớn.

>> XEM THÊM: Những điều cần biết về huyết áp người trên 70 tuổi

5.2. Thường xuyên tập thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao giúp kiểm soát huyết áp

Như bạn đã biết thì thể dục thể thao chính là liều thuốc quý giá cho sức khỏe. Tùy vào sức khỏe của bản thân thì nên duy trì đều đặn các bài tập phù hợp. Ví dụ như đi bộ mỗi ngày có thể giúp bạn giữ được mức huyết áp ở mức ổn định. Huyết áp 110/60 là cao hay thấp thì phải phụ thuộc vào trạng thái cũng như các bài tập thể dục hôm đó của bạn như thế nào.

5.3. Sử dụng các thảo dược giúp hỗ trợ ổn định huyết áp

Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe mà chúng ta lại không biết được công dụng của nó tuyệt vời như thế nào đối với sức khỏe. Chẳng hạn như cần tây có tác dụng ổn định huyết áp và có thể làm giảm lượng mỡ trong máu.

>> XEM THÊM: Những loại thức uống “ứng cứu” kịp thời cho người tụt huyết áp

5.4. Đo huyết áp thường xuyên ở nhà

Tự đo huyết áp và biết cách đo huyết áp đúng chính là cách tốt nhất để bạn có thể điều chỉnh nếu nhịp tim của bạn có sự thay đổi. Đặc biệt, nếu trong gia đình có người cao tuổi thì nên trang bị một máy đo huyết áp phòng trường hợp xấu nhất.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc huyết áp 110/60 là cao hay thấp, cũng như biết cách để tránh làm tăng hay giảm huyết áp hiệu quả hơn. Huyết áp thấp cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém gì tăng huyết áp. Để chỉ số huyết áp ổn định, bạn hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn, quản lý căng thẳng để giúp phòng ngừa huyết áp tăng cao, giảm nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, bạn đừng nên chủ quan mà cần thăm khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh nhé!

Nguồn: trankinhan.com,nhathuoclongchau.com

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.