Huyết áp cao có uống được sâm không? Những lưu ý khi sử dụng

admin 13/03/2023

Nhân sâm từ lâu đã được xem là vị thuốc quý bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, thời gian gần đây có không ít thông tin cho rằng uống sâm có khả năng làm tăng huyết áp. Thực hư về điều này bạn hãy cùng Trung tâm VMC đến với nội dung bài viết sau để cùng giải đáp, huyết áp cao có uống được sâm không?

1. Một số thông tin về tình trạng huyết áp cao

huyet ap cao co uong duoc sam khong
Huyết áp cao có uống được sâm không

Huyết áp cao xảy tra trong trường hợp áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch tăng cao. Tình trạng này nếu không được phát hiện và có những biện pháp can thiệp sớm thì rất có thể nó sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một vài dấu hiệu tăng huyết áp phổ biến giúp bạn có thể nhận biết kịp thời như:

  • Những cơn đau đầu, chóng mặt và tức ngực thường xuyên xuất hiện.
  • Xuất hiện những tình trạng chảy máu bất thường như: chảy máu chân răng, tiểu ra máu, chảy máu cam,…
  • Chức năng thận bị suy giảm: tiểu ít, chân tay bị phù do tích nước,…
  • Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy những cơn đánh chống ngực xuất hiện tạo cảm giác bồn chồn, hồi hộp.

Sâm được xếp trong top đầu những loại thảo dược có khả năng giúp bổ khí và có lợi cho các kinh như tỳ, phế, tâm. Sâm có vị ngọt tự nhiên, đắng nhẹ và nó mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: tăng cường miễn dịch, cải thiện tinh thần,…

Vậy, liệu huyết áp cao có uống được sâm không?

>> ĐỌC THÊM: Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm

2. Giải đáp: Huyết áp cao có uống được sâm không?

huyet ap cao co uong duoc sam khong
Huyết áp cao có uống được sâm không

Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có không ít tranh cãi xoay quanh câu hỏi “huyết áp cao có uống được sâm không?” Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng nào cho thắc mắc này. Trên thực tế, việc sử dụng sâm cho người cao huyết áp có được hay không còn phụ thuộc vào liều lượng mà họ sử dụng. Việc lạm dụng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn như: dễ nổi cáu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt…

Theo nghiên cứu của bác sĩ Yamamoto đang làm việc tại một bệnh viện lớn tại Nhật Bản. Ông đã thực hiện quá trình thử nghiệm dựa trên 316 người, trong đó có 207 người có huyết áp ổn định, 74 người huyết áp cao và 35 người huyết áp thấp. Những người này được cho sử dụng sâm liên tục trong 2 tháng với liều lượng 3-6g/lần, 3 lần/ngày.

Kết quả thu được sau 2 tháng là, những người có huyết áp ổn định thì các chỉ số huyết áp không bị thay đổi, người huyết áp thấp thì có tăng huyết áp và người vốn đã có huyết áp cao thì các chỉ số huyết áp dần hạ thấp.

Có thể thấy rằng, sâm có tác dụng với các vấn đề về huyết áp nếu được sử dụng đúng cách.

>> ĐỌC THÊM: Huyết áp cao uống trà gừng được không?

3. Loại sâm nào phù hợp với người cao huyết áp?

huyet ap cao co uong duoc sam khong
Huyết áp cao có uống được sâm không

Qua nội dung trên chúng ta thể phần nào trả lời được câu hỏi liên quan đến: “Huyết áp cao có uống được sâm không?”. Tuy nhiên, có thể thấy, sâm trên thị trường hiện nay được bày bán với rất nhiều loại khác nhau. Nhưng không phải loại sâm nào cũng phù hợp đối với những người đang gặp phải các vấn đề liên quan đến huyết áp cao.

Theo lời khuyên từ một số chuyên gia làm việc tại Trung tâm Dược liệu Quốc gia thì những người huyết áp cao nên tham khảo sử dụng một số loại sâm như: sâm tươi, sâm khô, sâm ngâm cùng mật ong. Ưu tiên sử dụng sâm đã qua quá trình chế biến bởi lúc này những độc tố trong nó đã được loại bỏ bớt.

Sâm là một loại thảo dược quý nên giá của nó thường rất cao. Chính bởi thế mà rất nhiều người vì chuộc lợi cho mình đã không ngại làm giả sâm để bán trên thị trường điều này gây nguy hiểm đối với những người mua và sử dụng. Vì thế, để tránh mua phải các sản phẩm hàng giả thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những địa chỉ bán hàng uy tín và nên đọc thêm những bài viết liên quan đến việc phân biệt sâm thật và giả.

>> ĐỌC THÊM: 6 dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ và cách khắc phục

4. Một số lưu ý khi dùng sâm của người cao huyết áp

huyet ap cao co uong duoc sam khong
Huyết áp cao nên làm gì?

Bên cạnh việc nắm được những vấn đề xoay quanh việc huyết áp cao có uống được sâm không thì bạn vẫn cần phải lưu ý thêm một số điều sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Chỉ nên sử dụng sâm với một liều lượng vừa phải theo chỉ dẫn của người có chuyên môn để tránh trường hợp sử dụng quá ít hoặc quá nhiều.
  • Khi huyết áp đang tăng cao bạn không nên sử dụng sâm. Bởi nó không có tác dụng trong việc làm giảm huyết áp ngay lập tức.
  • Nên sử dụng sâm và thuốc hạ huyết áp cách nhau một khoảng thời gian đủ dài. Bởi nếu sử dụng quá gần nhau thì sâm có thể làm giảm đi tác dụng của thuốc.
  • Không được sử dụng sâm khi đói để tránh tình trạng huyết áp bị giảm sâu quá mức.
  • Sâm chỉ được coi là một loại thực phẩm chức năng có vai trò hỗ trợ làm giảm huyết áp. Vì thế, nó không thể thay thế các loại thuốc huyết áp mà bạn đang sử dụng.
  • Khuyến khích sử dụng sâm vào ban ngày bởi nếu sử dụng vào buổi tối nó có thể khiến bạn bị mất ngủ.

Để đạt được những hiệu quả như mong đợi thì trong thời gian sử dụng sâm bạn cũng nên kết hợp cùng với một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh. Hạn chế những loại thức ăn chế biến sẵn, có nhiều dầu mỡ,…

Kết luận

Chắc hẳn với bài viết trên đây đã giúp bạn có thể phần nào giải đáp được thắc mắc “huyết áp cao có uống được sâm không?”. Tuy nhiên, để biết thêm về huyết áp cao nên làm gì thì bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 16/12-22/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 9/12-15/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 2/12-8/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.